Cụ thể, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết sẽ ngừng tăng lương hưu theo sự biến động của tỷ lệ lạm phát cũng như không tăng lương công chức trong năm thứ tư, đồng thời cho hay dự thảo ngân sách 2014 là "ngân sách đầu tiên của sự hồi phục."
Theo Chính phủ Tây Ban Nha, những biện pháp khắc khổ có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái và ổn định tình hình tài chính công.
Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Soraya Saenz de Santamaria nhận định rằng đây là một ngân sách thực tế và có trách nhiệm, hướng tới cân bằng giữa những biện pháp khắc khổ cần thiết và hỗ trợ đà hồi phục của nền kinh tế lớn thứ tư khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Còn Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Luis de Guindos tỏ ra thận trọng hơn khi cho rằng "đà hồi phục kinh tế Tây Ban Nha vẫn còn yếu và mong manh cho dù đó vẫn là một sự hồi phục."
Tuy vậy, theo các nghiệp đoàn ở Tây Ban Nha, việc không điều chỉnh tăng lương hưu theo tỷ lệ lạm phát hàng năm và không tăng lương công chức sẽ làm giảm bớt sức mua của những người về hưu và giới công chức.
Một trong những nghiệp đoàn lớn nhất Tây Ban Nha là UGT đã lên tiếng chỉ trích dự thảo ngân sách 2014 khi cho rằng nó sẽ càng làm tình hình thất nghiệp của nước này trầm trọng hơn và cải cách lương hưu sẽ khiến người dân nghèo hơn cũng như làm suy yếu hệ thống an sinh xã hội quốc gia.
Trước đó, Chính phủ Tây Ban Nha dự đoán tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha sẽ giảm xuống dưới 26% và kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm 2014.
Theo Chính phủ Tây Ban Nha, kinh tế Xứ Bò tót sẽ lại tạo ra việc làm trong nửa cuối năm 2014. Sau đợt suy thoái kéo dài hai năm, với sự suy giảm diễn ra sau khi thị trường bất động sản trong nước sụp đổ vào năm 2008, Chính phủ Tây Ban Nha hiện dự đoán kinh tế nước này sẽ tăng trưởng trở lại ở mức 0,1-0,2% trong quý III/2013.
Còn theo các nhà phân tích của tập đoàn tài chính Citi, kinh tế Tây Ban Nha có thể tăng trưởng nhẹ ở mức 0,1% trong quý III/2013 (so với quý trước đó), nhờ khắc phục được một phần những khó khăn về tài chính và hoạt động xuất khẩu tốt hơn.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...