Theo đó, khuôn khổ pháp lý mới đã mở rộng phạm vi tiền gửi được bảo hiểm thêm tất cả các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và quỹ tương hỗ, ngoại trừ các tài khoản thuộc các tổ chức nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính. Mục đích của sự thay đổi này nhằm bảo vệ tiền gửi mang tính chất thương mại tại các tổ chức tài chính tham gia BHTG, qua đó đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của Hiệp hội BHTG Quốc tế cũng như của Liên minh Châu Âu.
SDIF được tăng cường quyền hạn đối với các tổ chức tài chính mà SDIF đóng vai trò là đơn vị được ủy thác. Cụ thể, SDIF được bán toàn bộ hoặc một phần tài sản của công ty và có thể quyết định về việc thanh lý tài sản của công ty.
Cùng với việc mở rộng quyền hạn của SDIF, Luật sửa đổi cho phép một số thay đổi đối với cơ cấu tổ chức của SDIF. Theo đó, số Phó Tổng giám đốc tăng lên và SDIF được cơ cấu tối đa 12 phòng và 6 ban phụ trách chuyên môn.
Như vậy, Luật sửa đổi đã tăng cường quyền hạn của SDIF trong lĩnh vực BHTG, đồng thời đảm bảo tuân thủ hoạt động ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.