Thực tiễn hoạt động thu hồi nợ của BHTGVN thời gian qua
Tại Điều 28 Luật BHTG có quy định: “Tổ chức BHTGtrở thành chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG đối với số tiền bảo hiểm phải trả cho người được BHTG, kể từ ngày trả tiền bảo hiểm theo thông báo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này; Tổ chức BHTG được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự như người gửi tiền và thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật.” Việc xử lý, phân chia tài sản còn lại của các tổ chức tham gia BHTG được thực hiện thông qua Hội đồng thanh lý tài sản theo quy định của Luật phá sản.
Từ khi được thành lập đến năm 2013, BHTGVN đã tham gia xử lý và chi trả tiền gửi cho người gửi tiền tại 39 QTDND trên phạm vi cả nước. Sau quá trình tham gia xử lý và chi trả tiền gửi cho người gửi tiền các QTDND, BHTGVN trở thành một trong các chủ nợ của các QTDND này và được phân chia tài sản theo thứ tự như người gửi tiền.
Theo đó, BHTGVN sẽ phải thu hồi số tiền bảo hiểm đã chi trả cho người gửi tiền trong quá trình xử lý tài sản của QTDND theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động thu hồi nợ trong quá trình xử lý tài sản của các QTDND còn gặp nhiềukhó khăn, tiến độ thanh lý chậm, hoạt động thanh lý kéo dài. Ngoàimột số QTDND thực hiện được một phần nghĩa vụ nợ, còn lại đa số các QTDND chưa thanh toán cho BHTGVN.
Ngày 14/9/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của QTDND, trong đó nêu rõ thời hạn thanh lý QTDND là 12 tháng và thời hạn thanh lý có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng. Do đó, một số Hội đồng thanh lý được gia hạn thời hạn hoạt động nhiều lần (thậm chí có Hội đồng thanh lý được gia hạn tới 14, 15 lần) nhưng vẫn chưa kết thúc được hoạt động thanh lý theo quy định của pháp luật.
Tựu chung, tính hiệu quả của hoạt động thu hồi khi thanh lý tài sản của QTDND là không cao từ góc độ giá trị tài sản được thu hồi (chỉ khoảng 40%) cũng như tiến độ, không đạt yêu cầu đặt ra trong phương án xử lý đã được phê duyệt. Trong khi đó, về nguyên tắc, việc xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG cần được thực hiện nhanh nhất có thể để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Cụ thể, xử lý nhanh sẽ góp phần làm giảm sự hao mòn giá trị của tài sản, đồng thời giúpnhanh chóng đưa những tài sản-vốn đó quay trở lại các hoạt động kinh tế.
Một số vấn đề đặt ra
Có thể nói, quá trình thanh lý tài sản tại các QTDND bị đình trệ chịu tác động từ nhiều nhân tố, trong cóthể kể đến những vấn đề như sau:
Thu hồi các khoản nợ cho vay thành viên: Tiến trình này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là bởi vì các khoản cho vay thành viên thường không được bảo đảm bằng tài sản, nếu có thì phần lớn hồ sơ thế chấp không đủ các yếu tố pháp lý để phát mại tài sản, hoặc việc phát mại còn vướng mắc dongười dân e ngại mua tài sản liên quan đến yếu tố pháp luật, haykhông đầy đủ giấy tờ pháp lý.
Bộ máy nhân sự Hội đồng thanh lý: Mặc dù Hội đồng thanh lý do Đại hội thành viên QTDNDquyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị QTDNDhoặc do Giám đốc Chi nhánh NHNN quyết định. Tuy nhiên, hầu hết các thành viên tham gia Hội đồng thanh lý QTDND là cán bộ chủ chốt của địa phương được phân công kiêm nhiệm làm công tác thanh lý.
Bên cạnh đó, bộ máy Hội đồng thanh lý thường thiếu sự đồng nhất do không đủ cán bộ có kiến thức, năng lực, kinh nghiệm và các kỹ năng về công tác thanh lý. Đồng thời, do tính chất làm kiêm nhiệm, nên không đảm bảo thời gian cho công việc, dẫn đếnviệc làm chậm tiến độ hoạt động thanh lý.
Không duy trì được hoạt động của Hội đồng thanh lý: Một số Hội đồng thanh lý không hoạt động thường xuyên khiến việc thanh lý tài sản gặp nhiều khó khăn. Một số QTDND dù trên thực tế chưa hoàn tất việc thanh lý, nhưng Hội đồng thanh lý đã không còn hoạt động (thậm chí có văn bản chấm dứt hoạt động), dẫn đến tình trạng một số Hội đồng thanh lý còn lúng túng trong xử lý đối với trường hợp Hội đồng thanh lý có văn bản chấm dứt hoạt động, nhưng vẫn còn phải theo dõi, xử lý tài sản và thu hồi các khoản nợ khó thu hồi hay có thể thanh lý được.
Cơ sở pháp lý chưa rõ ràng: Trên thực tế, chưa có quy định cụ thể và rõ ràng về trường hợp giải thể và phá sản TCTD để làm nền tảng cho hoạt động thanh lý, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, chủ nợ và các bên liên quan.
Mặc dù là giai đoạn cuối của quá trình xử lý, nhưng công tác thanh lý TCTD cũng chứa đựng một số rủi ro cho việc thu hồi tài sản của các chủ nợ. Hoạt động của TCTD có liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, do vậy, nếu TCTD bị đổ vỡ sẽ gây ra hậu quả rất lớn, khó lường, thậm chí dẫn đến rủi ro hệ thống nếu không được xử lý kịp thời, , hiệu quả ở tất cả các giai đoạn.
Tóm lại, để hoạt động của Hội đồng thanh lý đảm bảo tính hiệu quả, việc điều chỉnh cơ chế chính sách là rất cần thiết, trong đó cần tập trung vào một số vấn đề:
Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến việc giải thể, phá sản các TCTD và tổ chức không phải TCTD nhưng có hoạt động ngân hàng;
Sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật trong đó quy định rõ thời hạn tối đa thanh lý QTDND và số lần gia hạn thanh lý QTDND, tránh tình trạng được gia hạn nhiều lần và Hội đồng thanh lý hoạt động kéo dài và không hiệu quả;
Bổ sung văn bản hướng dẫn xử lý tài sản và thu hồi nợ đối với trường hợp Hội đồng thanh lý đã có quyết định giải thể, nhưng chưa xử lý tài sản và thu hồi được nợ mặc dù các tài sản này không thể xử lý hay thu hồi được;
Cuối cùng, sửa đổi, bổ sung Luật BHTG để phù hợp và đồng bộ với Luật Các TCTD, Luật Phá sản hiện hành.