Trong cuốn tạp chí Ngân hàng và Tài chính do Hiệp hội Ngân hàng châu Á xuất bản có đăng bài viết của ông với nhan đề “Thực tiễn quản trị công ty vững mạnh đối với việc tăng cường Mạng an toàn tài chính”. Chúng tôi đăng toàn bộ bài viết của ông để độc giả quan tâm có thêm tài liệu tham khảo như sau:
“Tăng cường Mạng an toàn tài chính” phải được nhìn nhận từ hai góc độ: bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính và các tổ chức tạo nên mạng lưới an toàn tài chính.
Tôi tin rằng để có Mạng an toàn tài chính, trước hết chúng ta phải tập trung xây dựng danh tiếng cũng như năng lực của tổ chức đó. Là thành viên trong tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tôi đã được tiếp cận với người gửi tiền trong gần 35 năm và nhận thấy những người gửi tiền không phải là một nhóm đồng nhất. Nói chung, các thành viên Mạng an toàn tài chính gọi họ là một nhóm và không đánh giá cao những sắc thái tâm lý của người gửi tiền, đặc biệt là nhận thức của họ về tổ chức Mạng an toàn tài chính trong cuộc khủng hoảng tài chính. Thực tế là như vậy. Những người gửi tiền không chấp nhận mọi điều mà các thành viên Mạng an toàn tài chính đưa ra. Chính niềm tin của họ là yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng hay suy giảm sự ổn định tài chính trong thời gian khủng hoảng. Chúng tôi chưa có những nghiên cứu thống kê để xác minh điều này nhưng tôi đã thấy điều này xảy ra trong nhiều hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới. Chẳng hạn, trong cuộc khủng hoảng gần đây, tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã tạo được lòng tin cho người gửi tiền trong việc chi trả tiền gửi bảo hiểm một cách nhanh chóng khi ngân hàng đổ vỡ. Ví dụ, ở Châu Âu, Uỷ ban Châu Âu đã nhận ra rằng việc chi trả cho những người gửi tiền của các ngân hàng đổ vỡ trong 3 tháng là quá dài nên chưa đáng tin cậy.
Châu Âu sau đó đã công bố rút ngắn khoảng thời gian 14 ngày để chi trả cho người gửi tiền và hiện đang lập kế hoạch chi trả chỉ trong 7 ngày. Do đó, theo quan điểm cá nhân tôi, một mạng an toàn tài chính chỉ mạnh khi là một khối thống nhất. Chính liên kết yếu sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín trong mắt công chúng. Đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi, niềm tin công chúng vào sự toàn vẹn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là đặc biệt quan trọng. Vì thế, nhiệm vụ then chốt của mỗi tổ chức BHTG là thúc đẩy và duy trì niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính.
Để hỗ trợ cho quan điểm của tôi, tôi sẽ nêu ra cơ cấu quản trị của hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Malaysia do MDIC quản lý. Tôi cũng sẽ chia sẻ cách thức chúng tôi thực hiện nguyên tắc quản trị công ty nhằm xây dựng tín nhiệm với tất cả các bên có quyền lợi liên quan. Chúng tôi tin rằng tất cả các cơ quan chính phủ phải chú ý đến tăng cường sự uy tín bằng cách xây dựng lòng tin với các bên có quyền lợi liên quan. Tôi hy vọng kinh nghiệm Bảo hiểm tiền gửi Malaysia về quản trị công ty sẽ giúp các quý vị so sánh với kinh nghiệm của bản thân.
Về cơ cấu quản trị tại MDIC, tôi xin đưa ra lý do tại sao quản trị công ty đúng đắn lại quan trọng. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi và các thành viên mạng an toàn cần phải nắm bắt được quản trị đúng đắn bởi vì:
-Nhiệm vụ của chúng tôi là thúc đẩy và duy trì niềm tin công chúng vào sự ổn định của hệ thống tài chính. Sự tin cậy, minh bạch và thận trọng là nền tảng của niềm tin công chúng. Để có được niềm tin công chúng, thành viên Mạng an toàn tài chính phải đáng tin cậy trong mắt công chúng bằng cách chứng minh trên cơ sở rằng có được sự điều chỉnh và quản lý tốt. Nếu người gửi tiền tin tưởng vào tổ chức bảo vệ tiền tiết kiệm của họ, họ sẽ biết chắc chắn rằng lợi ích của họ sẽ được bảo vệ tốt và sẽ được hoàn trả nhanh chóng và chính xác trong trường hợp ngân hàng đổ vỡ. Quản trị vững mạnh cung cấp bí quyết để xây dựng sự uy tín.
-Để quản trị vững mạnh, chúng ta phải được quản trị tốt. Tại MDIC, chúng tôi tin rằng “cái gì áp dụng cho người này thì cũng có thể áp dụng cho người khác”. Điều này rất cần thiết khi chúng ta chứng minh được là đối với những người này, cần phải điều chỉnh quản trị công ty và đối với công chúng nói chung, chỉ chấp nhận mức cao nhất của quản trị công ty vững mạnh. Quản trị vững mạnh phải bắt đầu tại cơ sở. Do đó, từ khi thành lập MDIC vào năm 2005, chúng tôi đã xác định quản trị công ty, tất cả các khía cạnh hoạt động của chúng tôi đều theo thông lệ quốc tế.
-Quản trị tốt làm tăng cường tính toàn vẹn, hiệu quả hoạt động và xây dựng niềm tin với các bên có quyền lợi liên quan.
Cơ chế quản trị tổ chức của Tổng công ty BHTG Malaysia (MDIC)
Nói đến cơ chế quản trị tổ chức, MDIC là một cơ quan chính phủ được thành lập theo pháp luật và hoạt động độc lập. Đây là một khía cạnh quan trọng của cơ chế quản trị của chúng tôi. Các tổ chức bảo hiểm tiền gửi hoạt động độc lập đáng tin cậy hơn khi họ có thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ mà không bị sự can thiệp quá mức của cơ quan chính trị hoặc các cơ quan khác. Một tổ chức bảo hiểm tiền gửi có hiệu quả là một công cụ quan trọng để xây dựng niềm tin trong hệ thống tài chính.
Cơ chế này có nhiều thuận lợi:
(i)Hiệu quả. Trong khi MDIC là một “công cụ của chính sách công”, với cơ quan lập pháp cụ thể, MDIC có thể hoạt động như một thực thể chuyên ngành, có thể dành thời gian, nguồn lực và chuyên môn góp phần thúc đẩy quản lý rủi ro tốt của ngân hàng, hướng dẫn công chúng về việc họ được bảo vệ như thế nào vì vậy họ sẽ có tâm lý vững vàng kể cả khi ngân hàng gặp vấn đề từ đó đưa ra quyết định sáng suốt, góp phần giúp chúng tôi thực hiện nhiệm vụ và hoạt động hiệu quả vì lợi ích tốt nhất của người gửi tiền và hệ thống tài chính.
(ii)Không bị can thiệp quá mức của cơ quan chính trị hoặc các cơ quan khác. Với nhiệm vụ rõ ràng, tổ chức BHTG có thể đưa ra quyết định nhanh chóng mà không bị phụ thuộc hoặc bị cản trở bởi những vấn đề khác. Điều này rất quan trọng trong xử lý những ngân hàng gặp vấn đề, đảm bảo tính kịp thời cũng như giảm thiểu chi phí cho hệ thống tài chính.
(iii)Trách nhiệm: yêu cầu phải có trách nhiệm cao và độc lập. Vai trò và trách nhiệm của MDIC được quy định rõ trong pháp luật. Điều này giúp MDIC có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ cũng như có trách nhiệm trước những người bị ảnh hưởng bởi quyết định hoặc hành động của Tổng công ty. MDIC không chỉ chịu trách nhiệm trước người gửi tiền mà còn trước các cơ quan chúng tôi nhận nhiệm vụ.
Tôi cũng xin đưa ra một số điểm nổi bật trong cơ chế quản trị tổ chức của MDIC, cơ cấu quản trị MDIC được thiết kế để nêu bật 2 vấn đề, cụ thể phân chia trách nhiệm giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành.
Cơ cấu quản trị của chúng tôi về cơ bản giống như một tổ chức tư nhân, trong đó có Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch và đứng đầu Ban điều hành là Giám đốc điều hành (CEO). Trách nhiệm của Hội đồng quản trị được quy định rõ trong Luật. Hội đồng quản trị là trung tâm chỉ đạo của MDIC. Hội đồng có trách nhiệm hoàn toàn cho việc đề ra tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng chiến lược và chính sách của tổ chức để quản lý việc kinh doanh và hoạt động của tổ chức. Hội đồng phải tập trung hoàn thành trách nhiệm giám sát, hoạt động độc lập và vì lợi ích tốt nhất của tổ chức, đánh giá việc thực hiện của Ban điều hành so với chỉ số thực hiện phê duyệt và hành vi mong đợi. Hội đồng đã thông qua và thực hiện chính sách quản trị rộng lớn đưa ra 15 nguyên tắc quản trị và chịu trách nhiệm trực tiếp.
Có sự tách biệt rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của Hội đồng và Ban điều hành. Trong Bộ Công thương (MOIC), Giám đốc điều hành không phải là thành viên của Hội đồng. Tôi rất đồng tình với sự sắp xếp này vì nó quan trọng cho một cơ chế trách nhiệm vững mạnh. Một Hội đồng quản trị không thể đánh giá thực tế việc thực hiện của Giám đốc điều hành nếu người đó cũng là thành viên của Hội đồng. Theo đề cử, giới thiệu của Hội đồng, Giám đốc điều hành được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng và chịu sự giám sát và chỉ đạo của Hội đồng. Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trước Hội đồng về việc thực hiện tầm nhìn và chỉ đạo của Hội đồng trong khuôn khổ chiến lược đã được thông qua. Giám đốc điều hành cũng chịu trách nhiệm điều hành kinh doanh và hoạt động hàng ngày của MOIC, như đã nêu trong pháp luật. Để hỗ trợ Hội đồng, Ban điều hành được yêu cầu cung cấp kịp thời đầy đủ thông tin chính xác có liên quan cũng như các khuyến nghị cho Hội đồng để giúp Hội đồng đưa ra quyết định sáng suốt.
Một yếu tố quan trọng khác trong cơ cấu quản trị của chúng tôi là trách nhiệm của MOIC trước Quốc hội. Mỗi năm, MOIC công bố một kế hoạch hàng năm của tổ chức và phổ biến nó tới tất cả các bên có quyền lợi liên quan chính. Kế hoạch của tổ chức cung cấp một danh sách các sáng kiến mà MOIC sẽ bắt đầu thực hiện trong năm kế hoạch. Và mỗi năm, MOIC được yêu cầu trình báo cáo hàng năm cho Quốc hội trong vòng 3 tháng kể từ cuối năm tài chính. Bản báo cáo phải bao gồm bản kê tài chính chi tiết, ý kiến của kiểm toán viên bên ngoài và bản báo cáo về các hoạt động của tổ chức. Báo cáo thường niên của MDIC là toàn diện và cung cấp thông tin liên quan đến các bên có quyền lợi liên quan. Kể từ năm 2007, báo cáo thường niên của MDIC đã nhận được giải thưởng ghi nhận về chất lượng công bố.
Thực hiện quản trị tổ chức
Về MDIC, chúng tôi tập trung làm theo các nguyên tắc quản trị tổ chức vững mạnh. Chúng tôi thực hiện điều này thông qua các chính sách nội bộ, các quy tắc, quy trình và thực tiễn để đạt được nhiệm vụ bằng cách duy trì ba nguyên tắc quản trị tổ chức. Đó là trách nhiệm, sự cởi mở và tính toàn vẹn. Tất cả được quy định trong Báo cáo Cadbury của năm 1992. Việc thực hiện những điều này vẫn là thách thức. Liên đoàn quốc tế về Báo cáo kế toán (2001), có tiêu đề - “ Quan điểm của một cơ quan quản trị” rất hữu ích cho các cơ quan nhà nước.
Trách nhiệm của Ban điều hành trước Hội đồng được xác định trong Kế hoạch hàng năm của tổ chức. Hàng năm, chúng tôi thực hiện quá trình lập kế hoạch chiến lược. Theo đó, Hội đồng quản trị phê duyệt phương hướng chiến lược của MDIC, các sáng kiến chính liên quan và ngân sách như là một phần của Kế hoạch tổ chức trong 3 năm. Quá trình quản lý chiến lược bắt đầu bằng Quản lý rủi ro tổ chức. Đó là một phương pháp tổng hợp để đánh giá rủi ro trong môi trường hoạt động và rủi ro mà tổ chức đang phải đối mặt. Xác định những rủi ro quan trọng nhằm đưa ra biện pháp khắc phục là một phần của việc quản lý chiến lược. Điều này rất quan trọng cho cơ chế lập kế hoạch của tổ chức. Các chỉ số hoạt động quan trọng cũng do Hội đồng thiết kế và phê duyệt phù hợp với Kế hoạch của tổ chức. Vào cuối năm, việc thực hiện của Ban điều hành được đánh giá dựa trên kết quả thực tế so với kế hoạch dự kiến như đã đề ra trong Kế hoạch của tổ chức. Bằng cách này, việc đánh giá của Hội đồng quản trị sẽ khách quan và bảo đảm trách nhiệm cao.
Đối với “Chính sách quản trị của Hội đồng”, như đã đề cập trước đó được Hội đồng sử dụng để đánh giá và giám sát việc thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình. Có 15 tiêu chuẩn giải quyết các vấn đề như tính độc lập, hiệu quả và trách nhiệm quản trị, vai trò và trách nhiệm của Ủy ban, thành phần Hội đồng quản trị và kế nhiệm, vai trò và trách nhiệm của Giám đốc điều hành, bổ nhiệm và bồi thường của cán bộ tổ chức, kế hoạch kế nhiệm, quản lý những rủi ro chính cho tổ chức, đảm bảo một môi trường quản lý vững mạnh và kiểm toán nội bộ, khẳng định tổ chức được kiểm soát, quá trình quản lý chiến lược, thông tin liên lạc hiệu quả và cuối cùng đảm bảo chính sách hiện hành và hợp lý. Tôi rất vui mừng khi thông báo, trong năm 2009, Hội đồng đã hoàn toàn tuân thủ tất cả 15 tiêu chuẩn. Chính sách quản trị của Hội đồng cũng đề cập Ban điều hành sẽ hỗ trợ Hội đồng như thế nào trong việc đáp ứng những nguyên tắc này. Chính sách này được công bố trong báo cáo thường niên và có trên website để công chúng xem.
Về phần trách nhiệm của chúng tôi, chúng tôi đã đưa ra bảng công việc cụ thể xác định rõ vai trò của Hội đồng (cá nhân và tập thể), bao gồm vai trò của Chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều hành. Hội đồng quản trị cũng đánh giá hàng năm việc thực hiện của tập thể và cá nhân. Thành viên Hội đồng quản trị điền vào một bảng câu hỏi và sau đó được tập hợp và báo cáo tại cuộc họp Hội đồng quản trị. Giám đốc điều hành cũng tích cực tham gia vào việc đánh giá và thảo luận việc thực hiện của Hội đồng.
Để đảm bảo tính minh bạch, bản báo cáo thường niên của chúng tôi sẽ đề cập tới tình trạng hoạt động quản trị so với các tiêu chuẩn quốc tế cũng như việc thực hiện so với các tiêu chuẩn trong chính sách quản trị của Hội đồng. Theo thông lệ quốc tế, tình hình hoạt động của Hội đồng và các Uỷ ban Hội đồng cũng được công khai. Ngoài ra, còn có báo cáo về kiểm soát nội bộ và việc thực hiện hệ thống quản lý rủi ro cũng như các hoạt động đó. Mỗi cán bộ tổ chức mà cụ thể là Trưởng Ban quản lý rủi ro (CRO) phải xác nhận trách nhiệm về việc xác định và giảm thiểu đáng kể những rủi ro. Tương tự như vậy, Giám đốc điều hành và Giám đốc tài chính xác nhận trách nhiệm chứng thực bản kê tài chính bằng văn bản. Tất cả những xác nhận này sau đó được Trưởng Ban kiểm toán nội bộ (CIA) phê chuẩn và báo cáo tới Hội đồng. Sau đó, Hội đồng quản trị có thể kết luận dựa trên bản xác nhận rằng hoạt động của MDIC đang được kiểm soát.
Ngoài ra, chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi đã công bố kịp thời những công việc mình làm. Chúng tôi công bố rất minh bạch. Với chúng tôi, đây là vấn đề xây dựng niềm tin công chúng và chịu trách nhiệm trước các bên có quyền lợi liên quan. Đây là một khía cạnh quan trọng của quản trị tổ chức. Chúng tôi thực hiện tư vấn rộng rãi cho công chúng về các vấn đề chính sách và các quy định có ảnh hưởng quan trọng đến các bên có quyền lợi liên quan chính. Chúng tôi tổ chức hướng dẫn nhiều chương trình lưu động. Hơn nữa, chúng tôi cũng tổ chức các chương trình xuyên suốt cả nước để tiếp cận số lượng lớn công chúng. Chúng tôi còn đối thoại trực tiếp hàng năm với các bên có quyền lợi liên quan về các hoạt động và công bố Báo cáo thường niên trước công chúng.
Về sự toàn vẹn hoạt động trong nền văn hoá làm việc của chúng tôi, Hội đồng quản trị là trụ cột đầu tiên của chúng tôi. Khi chúng tôi bắt đầu hoạt động vào năm 2005, chúng tôi rất muốn xây dựng một nền tảng toàn vẹn. Từ khi tổ chức mang tính toàn vẹn, là cán bộ công chúng, rất đúng đắn khi xây dựng một nền văn hoá làm việc, ở đó nhân viên được mong đợi có hành vi cư xử đạt chuẩn cao nhất. Để quản lý “những rủi ro về con người”, chúng tôi có Bộ luật xung đột về lợi ích, tiêu chuẩn hành vi đạo đức và Bộ luật đạo đức kinh doanh. Tất cả những bộ luật này cũng được áp dụng cho các thành viên của Hội đồng cũng như tất cả các nhân viên. Các thành viên trong Hội đồng và nhân viên hằng năm báo cáo bằng văn bản việc chấp hành các luật này bao gồm tiết lộ tài sản cá nhân và khoản nợ của mình. Ngoài ra, chúng tôi thực thi luật thông qua hoạt động hàng ngày và thực tiễn. Với mục đích này, chúng tôi thường xuyên tổ chức hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên về trách nhiệm của họ. Điều này giúp củng cố tầm quan trọng của sự toàn vẹn trong tổ chức, một công cụ chính của niềm tin công chúng. Chúng tôi cũng thực hiện nghiêm túc sự toàn vẹn của chính sách, hệ thống, quy trình, thủ tục để đảm bảo hoạt động hiệu quả và hiệu lực.
Chúng tôi nhấn mạnh việc xây dựng một chức năng kiểm toán nội bộ độc lập và vững mạnh đảm bảo tính độc lập và khách quan cho Hội đồng về việc môi trường kiểm soát nội bộ có hỗ trợ đạt được các mục tiêu của MDIC và các hoạt động của chúng tôi có được thực hiện theo tiêu chuẩn kiểm soát nội bộ cao nhất và thông lệ không.Trưởng Ban kiểm toán nội bộ (CIA) của MDIC báo cáo trực tiếp cho Hội đồng thông qua Uỷ ban kiểm toán. Điều lệ của bộ phận kiểm toán nội bộ do Hội đông quản trị thông qua và quy định tính độc lập, vai trò và trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức.
Mỗi năm, Trưởng Ban kiểm toán nội bộ phải chuẩn bị và đề xuất một kế hoạch kiểm toán hàng năm dựa trên rủi ro do Hội đồng phê duyệt. Bộ phận kiểm toán nội bộ đảm bảo trước Hội đồng về tình trạng kiểm soát nội bộ trong tổ chức. Ngoài ra, Bộ phận kiểm toán nội bộ phải đưa ra tất cả các báo cáo về kiểm toán đã thực hiện theo kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm do Hội đồng thông qua và theo dõi việc thực hiện của Ban điều hành so với kế hoạch hoạt động được đề nghị từ lần kiểm toán. Chức năng kiểm toán nội bộ như là chìa khoá để công nhận sức mạnh của kiểm soát nội bộ của tổ chức.
MDIC cũng thiết lập chức năng quản lý rủi ro doanh nghiệp độc lập và mạnh mẽ. Điều này rất quan trọng để hiểu rõ những rủi ro tổng thể mà tổ chức đang phải đổi mặt. Trưởng Ban quản lý rủi ro thường xuyên báo cáo tại mỗi cuộc họp Uỷ ban kiểm toán và Hội đồng về những rủi ro tổ chức gặp phải cũng như xác định việc quản lý thích hợp để giảm bớt những rủi ro đó. Để hoàn thành trách nhiệm quản trị tổ chức, Hội đồng phải đưa ra kết luận về tính đúng đắn, hiện hành, hợp lý và được tuân thủ của chính sách. Sự độc lập của Trưởng Ban quản lý rủi ro đảm bảo rằng thông tin về rủi ro là khách quan, trung thực và có thể gửi đến Hội đồng mà không có sự kiểm soát và can thiệp quá mức từ Ban điều hành. Ngoài ra, Trưởng Ban quản lý rủi ro báo cáo tới các thành viên Hội đồng về các vấn đề có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức. Với tư cách là Giám đốc điều hành, vai trò của một Trưởng Ban kiểm toán nội bộ và Trường Ban quản lý rủi ro độc lập cho tôi đánh giá độc lập về việc thực hiện của Ban điều hành trong các lĩnh vực kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro. Điều này rất quan trọng đối với trách nhiệm của tôi.
Về những nguyên tắc đối với Ban điều hành, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm toán tổ chức các cuộc họp kín thường xuyên với Trưởng bộ phận tài chính, Trưởng Ban kiểm toán nội bộ và Trưởng Ban quản lý rủi ro để tạo cơ hội cho họ thảo luận về bất kỳ vấn đề quan tâm mà không có sự hiện diện của các Giám đốc điều hành. Hội đồng cũng tổ chức cuộc họp kín thường xuyên và có thể triệu tập bất kỳ viên chức cấp cao nào đến thảo luận các vấn đề mà không có sự hiện diện của Giám đốc điều hành. Đối với kiểm toán viên bên ngoài, họ được mời đến tất cả các cuộc họp của Ban Kiểm toán và nhận trước chương trình nghị sự của Ban Kiểm toán và các báo cáo để có thể được chuẩn bị trả lời các câu hỏi tại những cuộc họp này. Cuối cùng, chúng tôi có một quy trình cho Hội đồng về việc cung cấp ý kiến phản hồi tới Ban điều hành về tính đầy đủ, phù hợp và kịp thời của thông tin đã được cung cấp cho Hội đồng bởi Ban điều hành.
MDIC thường xuyên nhận được những lời bình luận tích cực về chất lượng của thực tiễn quản trị tổ chức và báo cáo. Phải thừa nhận rằng chúng tôi quản trị và quản lý tốt.
MDIC không chỉ chứng minh việc quản trị và quản lý nội bộ vững mạnh mà còn có một nhiệm vụ thúc đẩy quản lý rủi ro tốt trong hệ thống tài chính. Hiện nay, chúng tôi thực hiện điều này theo hai cách. Tổ chức đánh giá phí bảo hiểm hàng năm dựa vào hệ thống phí trên cơ sở rủi ro, theo đó, mỗi ngân hàng đóng phí dựa trên mức độ rủi ro của họ. Hệ thống của chúng tôi đảm bảo rằng các ngân hàng có mức độ rủi ro nhiều hơn sẽ phải đóng phí cao hơn đáng kể so với các ngân hàng có mức độ rủi ro ít hơn. Và thứ hai, MDIC phối hợp với Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Negara Malaysia thành lập Chương trình đào tạo cho các Giám đốc của các tổ chức tài chình hay gọi tắt là “FIDE”. Mục tiêu của chương trình là nâng cao chất lượng quản trị tập đoàn trong tất cả các tổ chức tài chính của chúng tôi. Điều này rất quan trọng bởi vì ít khi các tổ chức tài chính quản trị vững mạnh lại đổ vỡ. Chúng tôi tin vào giảm thiểu rủi ro của chúng tôi bằng cách Giám đốc ngân hàng hiểu đầy đủ vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo tổ chức tài chính quản lý hoạt động kinh doanh thận trọng. Chúng tôi đang xem xét các sáng kiến bổ sung trong lĩnh vực này, như việc thực hiện các tiêu chuẩn về thực tiễn hoạt động tài chính và kinh doanh tốt để áp dụng cho các tổ chức thành viên của chúng tôi.
Kết luận
Quản trị tổ chức vững mạnh, quản lý rủi ro tốt và minh bạch thông tin là một công cụ quan trọng cho Mạng an toàn tài chính để chứng minh với các bên có quyền lợi liên quan rằng họ thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả. Thực hiện quản trị tổ chức vững mạnh rất quan trọng đối với các tổ chức tài chính cũng như các thành viên Mạng an toàn tài chính nếu họ hy vọng sẽ được tin tưởng trong mắt công chúng. Nó giống như công lý - được xem là đáng tin cậy.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...