Thế giới đang thừa tiền?
Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt gói nới lỏng tiền tệ vào hôm 29/10, thì thị trường toàn cầu tưởng như không còn phải chịu những đợt bơm tiền khổng lồ nữa. Nhưng không hẳn như vậy khi sáng 31/10, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) công bố sẽ tăng gói cung tiền từ mức 70.000 tỷ yên lên 80.000 tỷ yên (tương đương 724 tỷ USD).
Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt gói nới lỏng tiền tệ vào hôm 29/10, thì thị trường toàn cầu tưởng như không còn phải chịu những đợt bơm tiền khổng lồ nữa. Nhưng không hẳn như vậy khi sáng 31/10, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) công bố sẽ tăng gói cung tiền từ mức 70.000 tỷ yên lên 80.000 tỷ yên (tương đương 724 tỷ USD).
Chỉ số Nikkei đạt đỉnh, đồng thời, đồng yên cũng mất giá kỷ lục trong 7 năm qua khi BoJ tuyên bố tăng gói kích thích lên 80.000 tỷ yên
Quỹ đầu tư hưu trí của chính phủ Nhật (GPIF) cũng thông báo sẽ nâng mức đầu tư vào cổ phiếu Nhật cũng như cổ phiếu nước ngoài lên gấp đôi so với mức trước đó. Mục đích là để có được lạm phát cao; nếu loại trừ việc tăng thuế tiêu dùng, lạm phát cơ bản vẫn ở mức 1%, quá gần với giảm phát.
Các quyết định trên là một bất ngờ lớn và đẩy thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh, với chỉ số Nikkei 225 chạm mức cao bảy năm qua. Thị trường châu Âu, đã được khuyến khích bởi sức mạnh của phố Wall, cũng có bước tăng vọt.
Nhưng có lẽ câu trả lời thú vị nhất vẫn ở thị trường tiền tệ, nơi đồng yên giảm hơn 2% so với đồng USD. Hiện nay, có một sự chia rẽ giữa chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế phát triển. Điều đó đã làm phát sinh nhiều vụ vi phạm chính sách tiền tệ hơn trong những năm qua, khi nước nào cũng tự tăng tốc trong việc in tiền.
Các cuộc thảo luận về cuộc chiến tiền tệ cách đây vài năm trước tập trung vào các thị trường mới nổi cho cảm giác các nước phát triển đã làm mất giá đồng tiền. Tuy nhiên, về ý nghĩa nào đó, đây là điều phải xảy ra; theo thời gian, nếu các thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh hơn so với các nước phát triển, đồng tiền của họ cũng sẽ có giá hơn.
Cạnh tranh tiền tệ tại các nước phát triển, diễn biến phức tạp hơn. Nó có thể chủ yếu thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ như Nhật Bản, đẩy giá nhập khẩu lên cao. Ngược lại nó cho phép các nhà xuất khẩu Nhật Bản cạnh tranh bằng cách giảm giá.
Hiệu quả là xuất khẩu giảm phát tới với phần còn lại của thế giới (mối đe dọa giảm phát này và khả năng một đồng USD mạnh có thể giải thích lý do tại sao vàng tiếp tục suy yếu khi rơi xuống mức dưới 1.200 USD/ounce). Mỹ có thể đủ mạnh để chịu những cú sốc đó nhưng còn châu Âu, đang phải cạnh tranh với Nhật Bản tại thị trường châu Á thì sao?
Châu Âu trì trệ
Trong khi phần còn lại của thế giới hồi phục từ cuộc Đại suy thoái 2008-2009, châu Âu vẫn đang trì trệ. Tăng trưởng khu vực châu Âu dự kiến sẽ là 1,7% trong năm tới. Chúng ta phải làm sao với thực trạng này? Đồng Euro yếu có giúp ích cho châu Âu?
Một giải pháp là đồng Euro yếu hơn. Giám đốc điều hành của Airbus kêu gọi hành động quyết liệt để làm giảm giá trị của đồng Euro so với đồng USD khoảng 10%, từ mức "điên rồ" 1,35 USD hiện nay xuống khoảng còn từ 1,20 USD đến 1,25 USD/Euro. ECB cắt giảm lãi suất huy động từ 0 đến 0,1%. Nhưng các biện pháp này đã có tác dụng rất hạn chế trên thị trường ngoại hối.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ảm đạm này là vì không kích thích được tổng cầu. Anh, Mỹ, Nhật Bản và tất cả đều bơm tiền nhằm hồi sinh nền kinh tế của họ. Đồng tiền mất giá trở thành một phần thiết yếu của cơ chế phục hồi. Chủ tịch ECB - ông Mario Draghi thường gợi ý nới lỏng định lượng.
Cách đây không lâu, ông lặp đi lặp lại rằng "nếu cần thiết, chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng với chính sách tiền tệ nới lỏng hơn nữa", nhưng ông thiếu sự cam kết tương tự như Mark Carney, Thống đốc Ngân hàng Anh, vốn là một cựu bộ trưởng trong chính phủ Anh.
Nhật và châu Âu cố thoát khỏi giảm phát
Kích thước của chương trình kích thích tài chính của BoJ củng cố quan điểm rằng mối quan hệ cộng sinh giữa các Ngân hàng trung ương và chính phủ là vĩnh viễn. Theo Capital Economics, Ngân hàng Nhật Bản đã sở hữu 1/4 trái phiếu chính phủ, và 1/3 trái phiếu kho bạc; tỷ lệ mua mới các loại chứng khoán còn lại là 15% một năm của các cổ phiếu còn lại.
Ngay cả bất chấp tốc độ thu mua trái phiếu hàng năm đó thì chương trình nới lỏng định lượng vẫn có thể tiếp tục trong 1 thập niên nữa. Bằng cách này hay cách khác, thì nợ công của Nhật Bản sẽ vẫn tăng trước khi chương trình này dừng lại.
Vâng, có lẽ người Nhật đã cố gắng để thoát khỏi trạng thái chán nản này cách đây hai thập kỷ nhưng không thành công. Ở phương Tây, FED và Ngân hàng Anh ngừng mua trái phiếu, nhưng họ cũng không bán ra; kể từ khi cả hai ngân hàng trung ương trả lại lãi suất họ thu được cho chính phủ, thì những khoản tiền cho vay là không lãi suất.
Tuy vậy, chính phủ Anh vẫn còn thâm hụt 100 tỷ bảng một năm nhưng Đảng Bảo thủ đang nói đến chuyện cắt giảm thuế còn Công đảng đối lập đòi tăng chi tiêu.
Nếu nói rằng, một người nào đó có thể quyết định toàn bộ tình hình là một điều ảo tưởng; một phần chính phủ nợ, một phần chính phủ tiêu rất nhiều tiền. Chỉ cần hủy bỏ các công cụ thì các khoản nợ sẽ được xóa. Ý tưởng này đã được thảo luận rộng rãi hai năm trước đây; nếu giảm phát tăng lên, thì ý tưởng này chắc chắn sẽ được hồi sinh.
Cách đây 20 năm, những ý tưởng này có thể đã bị ghét cay ghét đắng. Nhưng cuối cùng thì cuộc khủng hoảng nợ sẽ dẫn đến lạm phát, trì trệ hoặc không trả nợ đúng kỳ hạn. Nếu phương Tây không thể tạo ra lạm phát thì việc không trả nợ có thể thích hợp hơn trì trệ.