Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Nghiên cứu - Trao đổi

Tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Định hướng dòng vốn an toàn, đúng địa chỉ

Thứ 2 , 09/10/2017
Tháo gỡ dòng vốn do doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là câu chuyện không mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ – đó là nhận định của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú tại Hội thảo “Giải pháp tín dụng cho DNNVV” do NHNN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức chiều 5/10 vừa qua. 

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chiếm tỷ trọng khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, DNNVV đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu việc làm. DNNVV được xác đnịh là động lực phát triển của nền kinh tế quốc dân, là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên cần đầu tư vốn để phát triển.

Tại Hội thảo, đại diện Hiệp hội DNNVV Hà Nội nhấn mạnh vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. Theo đó, tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNNVV được liên tục, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu và tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV...

Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn tín dụng phát triển sản xuất kinh doanh, dư nợ tín dụng đối với DNNVV luôn có sự tăng trưởng đều qua các năm. Các ngân hàng cũng chủ động xây dựng các chương trình, sản phẩm ưu tiên hướng đến đối tượng DNNVV như: Ngân hàng TMCP Quân Đội triển khai Chương trình cho vay DNNVV với quy mô 30.000 tỷ đồng; TPBank dành 5.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi từ 6,9% dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ (trong đó có DNNVV); Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh Nghiệp với quy mô 1.200 tỷ đồng, lãi suất từ 6,9%/năm. Đáng chú ý, Chương trình Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp tại các địa phương được ngành Ngân hàng đẩy mạnh triển khai, giúp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng ngân hàng. 260 buổi gặp gỡ, hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã được tổ chức trong 6 tháng đầu năm 2017, với tổng số tiền cam kết cho vay mới theo Chương trình Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp đạt 390.000 tỷ đồng, doanh số giải ngân đạt hơn 375.000 tỷ đồng cho hơn 30.000 khách hàng doanh nghiệp; số tiền được gia hạn, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ là hơn 25.000 tỷ đồng cho hơn 1.000 doanh nghiệp. Ngoài ra, các ngân hàng còn áp dụng các hình thức hỗ trợ khác như giảm lãi suất, giảm phí ... cho gần 6.000 doanh nghiệp với tổng dư nợ được hỗ trợ là 17.000 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/8/2017, dư nợ tín dụng đối với DNNVV đạt 1.292.182 tỷ đồng, tăng 7,49% so với cuối năm 2016, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2016 và chiếm tỷ trọng 21,14% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.

Tín dụng cho DNNVV: vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển

Tại hội thảo, một số DNNVV cho biết, doanh nghiệp mình vẫn khó tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi, đặc biệt là các doanh nghiệp có lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh đặc thù. Ông Hà Đại Đồng, Giám đốc công ty TNHH Monopoli Việt Nam nêu thực tế:  Đến nay, doanh nghiệp mới vay được 150 triệu đồng của Ngân hàng Agribank, lãi suất 11%/năm so với số vốn tài sản theo cam kết mới vay được 25% giá trị tài sản thế chấp, phần tín chấp rất khó. “Doanh nghiệp  sản xuất những sản phẩm độc quyền, được bảo hộ sáng chế, không thể bán thăm dò ra thị trường nhưng bên ngân hàng lại đòi hỏi các thủ tục hết sức khó khăn mà doanh nghiệp không thể đáp ứng.”

Cùng chung băn khoăn về khó khăn tín dụng do đặc thù doanh nghiệp, ông Lâm Văn Chiểu, Phó Giám đốc Công ty TNHH Cường Tân –Nam Định chia sẻ: doanh nghiệp sản xuất giống lúa lai F1 hàng đầu Việt Nam với diện tích sản xuất lớn nhưng là diện tích đi thuê của bà con nông dân rồi quy hoạch lại thành “Cánh đồng mẫu lớn”, vùng sản xuất tập trung với vốn đầu tư xây dựng trung bình 60 triệu đồng/ha. Diện tích cánh đồng này không có giá trị thế chấp để bảo lãnh vay vốn, do đó doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính hỗ trợ.Ông Chiểu đề nghị ngân hàng xem xét cho DN làm ăn hiệu quả được tăng tỷ lệ vay tín chấp, nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ông Trần Quốc Toản – đại diện Công ty TNHH Toản Xuân đề xuất, các ngân hàng nên có chính sách lãi suất phù hợp đối với các doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch. "Theo quan điểm của chúng tôi mức lãi suất để có thể thực thi được dự án công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch nên ở mức 5% đến 6%/năm thì doanh nghiệp mới có hiệu quả và mạnh dạn đầu tư," ông Toản kiến nghị. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần làm rõ các khái niệm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, từ đó xây dựng bộ tiêu chí cụ thể áp dụng tín dụng cho các thực thể trên một cách hợp lý có tính khả thi cao.

Hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng cho DNNVV: khó khăn đến từ hai phía

Phát biểu tại hội thảo, TS Cấn Văn Lực – chuyên gia ngân hàng tổng kết 8 nguyên nhân tín dụng cho DNNVV còn chưa cao là: ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; nguồn lực ngân sách nhà nước còn hạn chế, một số chương trình, gói hỗ trợ chưa phát huy; thiếu thông tin/tổ chức cung cấp thông tin về DNNVV, thiếu quy định minh bạch hóa thông tin đối với DNNVV; bảo lãnh DNNVV vay vốn chưa được đẩy mạnh; nợ xấu vẫn chưa được xử lý triệt để, dứt điểm; thiếu các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; thị trường vốn chưa phát triển; môi trường kinh doanh còn phức tạp, chi phí không chính thức còn cao.

Cũng theo TS Cấn Văn Lực, nguyên nhân của tình trạng trên một phần đến từ các TCTD. Theo đó, một số TCTD chưa thực sự “mặn mà” đối với khách hàng DNNVV, do quy mô và hiệu quả tín dụng không cao, trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cao. Các TCTD chưa có các sản phẩm-dịch vụ chuyên biệt cho nhóm khách hàng DNNVV, các sản phẩm chưa đa dạng, linh hoạt.Đặc biệt, thủ tục tín dụng còn rườm rà, phức tạp cũng là một trong những “rào cản” khiến TCTD chưa thể giải ngân.

Đối với nguyên nhân từ phía các DNNVV, ông Lực nhận định khó khăn đến từ DNNVV có trình độ quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu; trình độ lao động thấp; thông tin kém minh bạch, khả năng đáp ứng đủ điều kiện hồ sơ vay vốn ngân hàng còn hạn chế. Nhiều DNNVV thiếu chiến lược kinh doanh, phương án kinh doanh chưa khả thi; Sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, chưa tạo vị thế, thương hiệu trên thị trường; chủ yếu thanh toán tiền mặt nên ngân hàng khó kiểm soát dòng tiền. Đặc biệt, DNNNV thường thiếu tài sản đảm bảo, chưa có thói quen mua bảo hiểm rủi ro, thiếu hiểu biết về cơ chế, chính sách, sản phẩm – dịch vụ và các gói của các định chế tài chính, các chương trình bảo lãnh, hỗ trợ của Chính phủ/hiệp hội…

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, chuyên gia tài chính ngân hàng lại cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa có hai rủi ro lớn là: nhiều doanh nghiệp đã đầu tư ngoài ngành và phát triển quy mô của chính sản phẩm của mình mà không quan tâm nhiều tới quy luật phát triển vi mô. Ông Nghĩa đề nghị các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV cần phải có chiến lược hoạt động hiệu quả và minh bạch thông tin trong báo cáo tài chính.Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cần có cơ chế và biện pháp kỹ thuật thích hợp để giám sát việc sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất, tránh lệ thuộc vào quy trình thủ tục đơn thuần.

Nới lỏng tín dụng nhưng phải bảo đảm an toàn vốn vay và quyền lợi của người gửi tiền

Ông Vũ Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) đánh giá, DNNVV gặp nhiều bất lợi khi tiếp cận tín dụng. DNNVV thường chưa đủ thời gian để xây dựng lòng tin với ngân hàng.Tỷ lệ “sống” của DN mới ra đời này thấp dễ tạo rủi ro lớn cho ngân hàng.Ông Hùng nhấn mạnh, vấn đề tài sản đảm bảo chỉ là một khía cạnh trong việc vay vốn, bởi quan trọng hơn, ngân hàng cần thấy được doanh nghiệp vay vốn có một kế hoạch khả thi để sử dụng nguồn vốn đó và có khả năng trả nợ. Thực tế, nhiều DNNVV thường không đủ khả năng để lập dự án chi tiết nhằm thuyết phục ngân hàng.

Phát biểu tổng kết hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định các mong đợi, kiến nghị của các DNNVV đều là chính đáng, NHNN sẽ tiếp thu các ý kiến này. Bản thân các ngân hàng cũng mong muốn cho vay hiệu quả chứ không ai muốn nhận tiền gửi của người gửi tiền rồi giữ lại để đó.Tuy nhiên, giữa ngân hàng và DNNVV vẫn còn những khó khăn khi tiếp cận nhau.

Với những vướng mắc liên quan đến thủ tục vay vốn, thế chấp tài sản đảm bảo đối với ngành nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, Chính phủ, NHNN quyết tâm tháo gỡ, sắp tới sẽ thực hiện sửa đổi rất nhiều văn bản pháp luật có liên quan và ban hành thông tư về vấn đề này.

Trước đề nghị giảm lãi suất cho vay của một số DN, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay: việc hạ lãi suất phải phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, hài hòa quyền lợi của doanh nghiệp, của người gửi tiền. “NH là trung gian, lãi suất phải nhìn cả đầu ra - đầu vào và tỷ suất lợi nhuận, tỷ giá, lạm phát.Mong muốn giảm lãi suất là chủ trương của Đảng, Chính phủ và NHNN cũng mong muốn, nếu có thể giảm, chúng tôi sẽ giảm ngay”, ông Tú nói.

Đối với đề xuất về việc nới lỏng thế chấp đối với DNNVV có sản phẩm, có uy tín, có thương hiệu, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, đây là chủ trương thống nhất của NHNN và thậm chí Nghị định 55 cũng đã nhắc tới. Các ngân hàng có thẩm quyền quyết định việc có yêu cầu thế chấp hay không, mức độ thế chấp như thế nào… Tuy nhiên, nới lỏng vẫn phải đảm bảo an toàn vốn vay, bởi nguồn tiền của các ngân hàng cũng huy động từ người dân. Nếu làm mất vốn, trách nhiệm không chỉ thuộc về cá nhân người lãnh đạo ngân hàng mà còn là hệ lụy cho xã hội, cho người gửi tiền.

 

Các tin khác

Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một trong những nhiệm vụ quan trọng,...

Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 1938/QĐ-NHNN về Kế hoạch...

Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025

Chính phủ cho phép thử nghiệm có kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ fintech trong lĩnh vực ngân hàng từ ngày 1/7/2025. Thời gian thử nghiệm tối đa là 2 năm, không được thử nghiệm ở nước ngoài.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng: Luật hóa một số nội dung Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu của TCTD
Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng: Luật hóa một số nội dung Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu của TCTD

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa...

Điều hành lãi suất, tín dụng linh hoạt, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Điều hành lãi suất, tín dụng linh hoạt, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Theo quy luật có tính mùa vụ, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn đầu năm thường chưa...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
  • Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
  • Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN tại TP. HCM: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
  • Chi bộ Nghiên cứu tổng hợp và Hợp tác quốc tế tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
  • Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam
  • Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
Quản lý ấn phẩm
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 51 - Quý I năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ