Về quản trị và các chức năng của tổ chức BHTG: Đa số các tổ chức BHTG đều được thành lập và điều hành bởi Nhà nước, trong khicó ¼ tổng số tổ chức BHTG tham gia khảo sát là tư nhân quản lý. ¾ số tổ chức BHTG có cơ chế hoạt động độc lập và 1/10 tổchức BHTG trực thuộc các Ngân hàng TW. Có khoảng 70% tổ chức BHTG hoạt động theo mô hình chi trả hoặc chi trả với quyền hạn mở rộng và bao gồm cả một số chức năng xử lý đổ vỡ nhất định, trong khi 30% còn lại hoạt động theo mô hình giảm thiểu rủi ro/giảm thiểu tổn thất. Theo thời gian, ngày càng nhiều tổ chức BHTG được trao thêm các quyền hạn, đặc biệt là các tổ chức BHTG theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng.
Về thành viên tham gia BHTG và hạn mức BHTG: Hầu hết các ngân hàng thương mại đều bắt buộc phải tham gia BHTG; các khoản tiết kiệm và tài khoản thanh toán là những loại tài khoản phổ biến nằm trong phạm vi bảo hiểm. Hạn mức trả tiền bảo hiểm có sự phân hóa rõ rệt từ mức dưới 1.000 USD cho tới bảo hiểm toàn bộ, tương ứng với các môi trường hoạt động khác nhau của các hệ thống BHTG (ví dụ: điều kiện kinh tế vĩ mô tại mỗi quốc gia). Tính đến cuối năm 2015, hạn mức BHTG trung bình là khoảng 68.000 đôla Mỹ/người gửi tiền (với trung vị là 55.000 đôla Mỹ), tăng đáng kể so với năm 2008/09. Về Gây quỹ: Gần 90% số các tổ chức BHTG gây dựng quỹ theo phương pháp thu phí trước từ các tổ chức tham gia BHTG. Trong khi đó, số tổ chức BHTG còn lại xây dựng nguồn quỹ theo phương pháp nộp phí sau hoặc đang trong quá trình chuyển dần sang phương pháp thu phí trước. Một số tổ chức BHTG áp dụng phương pháp thu phí trước, xong vẫn được quyền áp đặt thêm việc đóng phí sau đối với các tổ chức tham gia BHTG Mặc dù một nửa số tổ chức BHTG vẫn thu phí BHTG đồng hạng, nhưng xu thế có thấy số lượng tổ chức BHTG sử dụng phương pháp thu phí phân biệt hoặc kết hợp giữa phương pháp đồng hạn và phân biệt.
Về Cơ chế xử lý đổ vỡ: Kết quả cho thấy một số hình thức khung xử lý đổ vỡ khác nhau ở ¾ số quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia khảo sát. Việc chi trả tiền bảo hiểm và thanh lý tài sản là những công cụ xử lý đổ vỡ phổ biến nhất, kế đó các công cụ hỗ trợ như: mua lại và chuyển giao quyền kiểm soát bắt buộc, ngân hàng bắc cầu hoặc ngân hàng mở. 1/3 số các tổ chức BHTG có thẩm quyền trong việc tiếp nhận/ thanh lý, bảo quản/quản trị hoặc tất cả các thẩm quyền trên.
Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy các quốc gia đang tiến tới việc tuân thủ ngày một tốt hơn Bộ nguyên tắc của IADI về phát triển hệ thống BHTG hiệu quả. IADI cũng dự kiến sẽ thường xuyên theo dõi và đưa ra báo cáo về những xu hướng mới xuất hiệngiữa các tổ chức BHTG và các khuôn khổ quản trị khủng hoảng trong tương lai.