Trong khi đó, lĩnh vực ngân hàng đang có những thay đổi nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi các chính sách công cần được điều chỉnh nhằm bảo vệ tối đa người gửi tiền, hỗ trợ ổn định tài chính cũng như thúc đẩy các dịch vụ tài chính hiệu quả và có tính cạnh tranh cao. Từ các phản hồi của công chúng về chính sách, Bộ Tài chính Canada sẽ tổng hợp, phân tích, xác định tính hợp lý của các vấn đề chính sách, qua đó quyết định có điều chỉnh chính sách hay không.
Khuôn khổ chính sách BHTG hiện hành
i) Có 07 loại hình tiền gửi được bảo hiểm
+ Tiền gửi cá nhân (1 người sở hữu)
+ Tiền gửi đồng sở hữu (hơn 1 người sở hữu)
+ Tiền gửi ủy thác
+ Tiền gửi tiết kiệm hưu trí
+ Tiền gửi từ nguồn thu nhập hưu trí
+ Tiền gửi tại các tài khoản tiết kiệm miễn thuế
+ Tiền gửi tại các tài khoản thanh toán thuế cho các giao dịch thế chấp.
ii) Phạm vi tiền gửi đủ điều kiện được bảo hiểm
+ Các tài khoản tiết kiệm và thanh toán
+ Giấy chứng nhận bảo lãnh đầu tư (GIC) và các Chứng nhận khác có kỳ hạn 05 năm hoặc ít hơn
+ Lệnh chuyển tiền, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng được các tổ chức thành viên của CDIC phát hành.
+ Trái phiếu được các công ty cho vay và là thành viên của CDIC phát hành.
iii) Hạn mức BHTG
Năm 1983, hạn mức được nâng từ 60.000 đôla Canada – CND (tương đương hơn 46.000USD) lên 100.000CND (tương đương hơn 75.000 USD), áp dụng đối với từng loại tiền gửi được bảo hiểm nêu trên.
Các vấn đề chính sách BHTG được đưa ra tham vấn
Bộ Tài chính Canada đưa ra 3 vấn đề BHTG để lấy ý kiến công chúng: tinh giản loại hình tiền gửi; điều chỉnh phạm vi tiền gửi được bảo hiểm; và giải quyết vấn đề phức tạp của tiền gửi ủy thác. Đối với từng vấn đề trên, Chính phủ đã yêu cầu xây dựng bộ câu hỏi nhằm tham vấn công chúng để chỉnh sửa cho phù hợp.
i) Tinh giản các loại hình bảo hiểm
- Tiền gửi tại các tài khoản thanh toán thuế cho các giao dịch thế chấp: Chính phủ đang cân nhắc tách riêng lại tài khoản tiền gửi thuộc loại hình này.
- Tiền gửi tiết kiệm hưu trí (RRSPs) có thể sẽ không nhận được bảo hiểm như loại tiền gửi khác. Chính phủ đang xem xét bổ sung hai loại hình BHTG mới cho Tài khoản tiết kiệm giáo dục (RESPs) và Tài khoản tiết kiệm khuyết tật (RDSPs). Cách tiếp cận này đảm bảo tất cả các loại tiền gửi đều được bảo hiểm với hạn mức 100.000$. Ngoài ra, tất cả các loại tiền gửi được bảo hiểm có thể được hợp nhất thành một loại tiền gửi với một hạn mức bảo hiểm cao hơn.
ii) Cập nhật phạm vi tiền gửi được bảo hiểm
- Séc du lịch: Chính phủ đang xem xét loại bỏ loại tiền gửi này khỏi phạm vi bảo hiểm do các tổ chức thành viên của CDIC không còn phát hành séc du lịch nữa.
- Tiền gửi ngoại tệ: Chính phủ đang xem xét bổ sung vào phạm vi bảo hiểm các loại tiền gửi ngoại tệ. Để giảm thiểu sự phức tạp, bất kỳ khoản tiền chi trả nào cho người gửi tiền đang sở hữu tài khoản ngoại tệ đủ điều kiện sẽ được thực hiện duy nhất bằng đồng đô la Canada.
- Các khoản có số dư tạm thời lớn (nhận được từ thừa kế, khoản tiền bảo hiểm, giải quyết ly hôn, bán tài sản….): Phạm vi bảo hiểm sẽ được mở rộng hơn. Điều này sẽ làm gia tăng sự phức tạp cho khuôn khổ BHTG và đặt ra thêm rủi ro cho CDIC.
iii) Giải quyết vấn đề phức tạp của tiền gửi ủy thác
- Thông tin về người thụ hưởng: để chi trả nhanh chóng và chính xác tiền gửi được bảo hiểm, CDIC luôn cần phải có thông tin đầy đủ và chính xác người thụ hưởng.
- Tiền gửi môi giới: Người môi giới có thể gửi tiền hoặc đóng vai trò là đại lý hoặc đứng tên tài khoản trên cơ sở ủy thác của khách hàng. Tiền gửi môi giới sẽ được bảo hiểm theo hình thức khác biệt: Nếu người môi giới tiền gửi hoạt động như đại lý, cá nhân khách hàng sẽ nhận được tiền bảo hiểm trong hạn mức 100.000 $; Nếu hình thức ủy thác, khách hàng là người thụ hưởng, việc chi trả bảo hiểm lại phụ thuộc vào việc cung cấp chính xác thông tin người thụ hưởng. Trong trường hợp này, người môi giới có thể không muốn cung cấp thông tin khách hàng cho các tổ chức thành viên của CDIC. Do đó, Chính phủ đang xem xét làm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng các khoản tiền gửi ủy thác mà người môi giới bảo hiểm đã giữ lại của họ.