Đối tượng nghiên cứu trong Sổ tay là việc đổ vỡ và hoạt động xử lý của 25 tổ chức tài chính trên thế giới bao gồm 18 ngân hàng và 7 công ty bảo hiểm trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2023. Nổi bật là trường hợp gần đây của Ngân hàng Silicon Valley ở Mỹ và các ngân hàng khác từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu.
Bảng: Danh sách các trường hợp xử lý ngân hàng
Chiến lược xử lý |
Nước |
Tổ chức tài chính |
Năm |
P&A và ngân hàng bắc cầu |
Mỹ |
Ngân hàng Silicon Valley |
2023 |
P&A |
Mỹ |
Ngân hàng Tương hỗ Washington |
2008 |
Bán hoạt động; Mất khả năng thanh toán |
Croatia, Slovenia, Úc |
Sberbank d.d., Sberbank banka d.d.; Sberbank Europe AG |
2022 |
Thanh lý hoạt động |
Tây Ban Nha |
Banco Popular Español |
2017 |
Ngân hàng bắc cầu |
Nhật Bản |
Ngân hàng Incubator Nhật Bản |
2010 |
Đình chỉ và tái cơ cấu |
Ấn Độ |
Ngân hàng YES |
2020 |
Huy động vốn tạm thời |
Indonesia |
Ngân hàng PT Century |
2008 |
Quốc hữu hóa và tái cơ cấu |
Trung Quốc |
Ngân hàng Baoshang |
2019 - 2020 |
Quốc hữu hóa và tái cơ cấu |
Anh Quốc |
Ngân hàng Hoàng gia Scotland |
2008 |
Quốc hữu hóa và tái cơ cấu |
Hàn Quốc |
Tập đoàn Tài chính Woori |
1998 |
Tái cấp vốn dự phòng |
Hy Lạp, Ý |
Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp, Ngân hàng Piraeus, Banca Monte dei Paschi di Siena |
2015 - 2017 |
Mất khả năng thanh toán |
Đức |
Công ty thanh toán Wirecard AG |
2020 |
Phá sản |
Hà Lan |
Ngân hàng Thương mại Amsterdam N.V. |
2022 |
Tự nguyện rời khỏi thị trường |
Úc |
Ngân hàng Xinja |
2020 - 2021 |
Nguồn: PIDM, Sổ tay nghiên cứu tình huống về hoạt động xử lý, 2023
Thông qua việc phân tích các trường hợp đổ vỡ và kinh nghiệm thu được từ việc xử lý các tổ chức trên, Sổ tay nêu bật bối cảnh và các yếu tố rủi ro góp phần dẫn đến sự đổ vỡ của các tổ chức tài chính, những bài học quan trọng về quản lý rủi ro và chiến lược để xử lý các tổ chức tín dụng hiệu quả hơn. Sổ tay được coi là nguồn tài liệu giá trị để nâng cao kiến thức về việc chuẩn bị sẵn sàng và xây dựng một hệ thống tài chính có sức chịu đựng tốt hơn.
Sổ tay đưa ra một số kết luận chính như sau:
Thứ nhất, PIDM với vai trò là tổ chức bảo hiểm tiền gửi và cơ quan xử lý luôn quan tâm đến việc chuẩn bị để sẵn sàng thực hiện xử lý ngay từ giai đoạn bình thường thông qua việc lập kế hoạch xử lý.
Thứ hai, việc chuẩn bị đối phó với biến động phải được thực hiện ngay từ giai đoạn bình thường.
Thứ ba, kế hoạch xử lý cần hướng đến thực hiện các biện pháp khiến tổ chức đổ vỡ đạt được tình trạng sẵn sàng để chuyển nhượng và có thể xử lý nhằm duy trì các chức năng kinh tế quan trọng của tổ chức đó trong khi giảm tối thiểu sự gián đoạn đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế.
Thứ tư, việc đẩy mạnh lập kế hoạch ứng phó với khủng hoảng mang lại rất nhiều lợi ích cho các tổ chức tài chính.
Thứ năm, nhiều kinh nghiệm và bài học đã được đúc kết từ các nghiên cứu tình huống về xử lý ngân hàng và công ty bảo hiểm có thể áp dụng cho tình hình thực tế của các nước.
Thứ sáu, các biện pháp xử lý theo hướng chuyển nhượng như Mua lại và Sáp nhập (P&A) là chiến lược chính để xử lý ngân hàng.
Thứ bảy, có sự khác biệt giữa các biện pháp xử lý công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.
Thứ tám, xu hướng chuẩn bị trước cho các khó khăn và thách thức đang ngày càng phổ biến trên thế giới.
Phòng NCTH&HTQT