Mô hình BHTG này sẽ được áp dụng đối với tất cả các đối tượng tiền gửi tại các ngân hàng. Đây cũng là một phần trong lộ trình hướng tới loại bỏ quyền kiểm soát về lãi suất, đồng thời cho phép các ngân hàng sụp đổ theo nguyên tắc thị trường.
Theo NHTW Trung Quốc (PBOC), mỗi tài khoản tiền gửi tại ngân hàng đổ vỡ sẽ được bảo hiểm với hạn mức lên tới 500.000 nhân dân tệ (tương đương 81.367 USD.
Mặc dù cơ chế BHTG sẽ xóa bỏ sự đảm bảo của Chính phủ đối với các ngân hàng trực thuộc nhà nước và tạo điều kiện cho quá trình tự do hóa lãi suất. Tuy nhiên, chính sách mới có thể gây ra tình trạng thiếu thanh khoản tại các ngân hàng nhỏ, dẫn đến nguy cơ phá sản do tiền gửi được chuyển hết sang các ngân hàng lớn.
Theo ông Lian Ping – Kinh tế gia trưởng của Tập đoàn Bank of Communications: việc thành lập mô hình BHTG sẽ giúp thay đổi nhận thức rằng “không bao giờ có rủi ro trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc”, đồng thời mở đường cho quá trình tự do hóa lãi suất tại quốc gia này.
Tính đến ngày 31/11/2014, đã có tổng cộng 112.000 tỷ nhân dân tệ tiền gửi bằng nội tệ. Dự kiến, sẽ có 99% người gửi tiền được bảo hiểm theo mô hình BHTG này. Cơ chế BHTG mới chưa định rõ việc các ngân hàng sẽ đóng phí thế nào vào Quỹ BHTG, mặc dù POBC đã khẳng định việc đóng phí sẽ tùy thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của các ngân hàng này.
Theo kế hoạch, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài không áp dụng chính sách này. Tiền gửi liên ngân hàng và tiền gửi của các lãnh đạo ngân hàng sẽ không được bảo hiểm.