Cho đến giờ, Chính phủ Trung Quốc vẫn chi trả bảo hiểm một cách không chính thức và lặng lẽ cho người gửi tiền khi các ngân hàng nhỏ và hợp tác xã nông thôn gặp rủi ro, trong khi các ngân hàng lớn không được phép thất bại. Sự lo ngại của Chính phủ về niềm tin suy giảm trong hệ thống tài chính đã làm cho người gửi tiền có rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, đã có sự chia rẽ trọng hệ thống ngân hàng Trung Quốc đối với sự cần thiết thành lập hệ thống BHTG.,Các ngân hàng lớn tại các nước khác kể cả Mỹ cũng kém nhiệt tình với vấn đề này, bởi các ngân hàng lớn cảm thấy phải đóng góp nhiều hơn và phải gánh các ngân hàng nhỏ. Tổng số tiền gửi tại Trung Quốc được tập trung tại bốn ngân hàng lớn là quá lớn để đổ vỡ cũng như phí bảo hiểm tương đối lớn sẽ làm ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển hệ thống BHTG.
Theo kế hoạch năm năm, Trung Quốc kêu gọi Chính phủ phải nghiên cứu hệ thống BHTG nhưng lại không nhất thiết phải áp dụng. Đây là điều trái ngược khi mà có thể vấn đề này sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương. Theo các chuyên gia, trong trường hợp mô hình hoạt động BHTG được lãnh đạo phê chuẩn, cũng phải mất cả năm để soạn thảo các văn bản pháp lý, và đặc biệt khó khăn đối với vấn đề tuyên bố phá sản ngân hàng.
Việc áp dụng hệ thống BHTG sẽ bồi hoàn cho mỗi tài khoản tiền gửi một số lượng cố định sẽ khiến cho các ngân hàng thận trọng hơn trong hoạt động, hiện vẫn chưa rõ những giới hạn mà chính phủ sẽ thiết lập cho BHTG. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc quyết định thành lập hệ thống BHTG là cảm hứng cho các nhà lãnh đạo vì sự sụp đổ cũng xảy ra ngay cả tại các quốc gia phát triển như tại Mỹ và việc Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ tuyên bố đóng cửa các ngân hàng cũng không làm giảm niềm tin vào hệ thống tài chính. Điều này càng chứng tỏ hệ thống BHTG hoạt động hiệu quả hơn qua cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.