Nội dung báo cáo nêu rõ chi tiết về tình trạng hệ thống tài chính ngân hàng trước thời điểm chuyển giao chính trị vào ngày 15/8/2021, cũng như tình hình hiện tại trong ba tháng sau đó.Các biện pháp can thiệp nhân đạo bị cản trở bởi khủng hoảng về thanh khoản của Afghanistan, hệ thống tài chính gần như đi vào bế tắc, trầm trọng hơn do sự thiếutin tưởng của người gửi tiền và thị trường quốc tế. Các dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được trích dẫn trong báo cáo, cũng đã dự đoán nền kinh tế Afghanistan sẽ suy giảm tới 30% trong giai đoạn 2021-2022.
Tổng tiền gửi của hệ thống ngân hàng đã giảm từ 268 tỷ AFN (khoảng 2,9 tỷ USD) vào cuối năm 2020 xuống 194 tỷ (khoảng 2 tỷ USD) vào tháng 9/2021. Dự kiến nếu xu hướng suy giảm tiền gửitiếp diễn như hiện nay, con số này sẽ giảm xuống còn 165 tỷ AFN (khoảng 1,8 tỷ USD) vào cuối năm 2021 với tổng mức suy giảm lũy kế là 40%.Trong khi đó, dù thị trường tín dụng có quy mô tương đối nhỏ, các khoản nợ xấu trong hệ thống đã tăng từ khoảng 30% vào cuối năm 2020 lên đến 57% vào tháng 9/2021.
ÔngAbdallah Al Dardari- đại diện thường trú của UNDP tại Afghanistan–cảnh báo,hệ thống tài chính sụp đổ đang làm hoạt động kinh tế suy giảm nhanh chóngvà trầm trọng thêm, bởi hệ thống ngân hàng là một trong những kết nối quan trọng nhất của đất nước với thế giới bên ngoài.Ông khẳng định “Không có lĩnh vực ngân hàng, không có giải pháp nhân đạo nào cho Afghanistan”.
Báo cáo đã đưa các khuyến nghị và hành động phối hợp, trong đó nội dung bao gồm cần cung cấp bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền; thanh khoản đầy đủ đảm bảo cho hệ thống đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và trung hạn; các bảo đảm tín dụng và các lựa chọn giãn nợ đối với nền kinh tế thực.