Đồng USD dường như đang phục hồi so với các đồng nội tệ của Canada, Australia, New Zealand, Thụy Điển và Na Uy, nhưng lại mất giá so với các đồng tiền lớn như euro, yen, franc Thụy Sĩ và bảng Anh.
Nhà chiến lược về tiền tệ của Citigroup, ông Valentin Marinov cho rằng sự tạm thời giảm giá của đồng USD so với bốn đồng tiền chủ chốt trên xuất phát từ các nguyên nhân sau.
Thứ nhất, các nhà đầu tư có thể quan ngại về khả năng lặp lại chính sách năm 1994, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed, Ngân hàng trung ương nước này) tiến gần hơn tới việc chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ.
Việc siết chặt tiền tệ có thể khiến đồng USD dễ bị tổn thương. Phần nào sự mất giá hiện nay của đồng USD cũng liên quan đến cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) vào ngày 19/6 tới.
Theo ông Marinov, trong bối cảnh tâm lý lo ngại bao trùm thị trường, giữa lúc cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đều từ chối thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát sự biến động tỷ giá, các nhà đầu tư nên chuẩn bị trước khả năng đồng USD tiếp tục giảm giá so với đồng yen và nhất là đồng euro."
Thứ hai là khả năng tiếp tục giảm giá của đồng USD so với đồng yen và euro. Đối với tỷ giá USD/euro, sự phục hồi của đồng tiền chung châu Âu có quan hệ đến sự tăng giá của đồng euro so với các đồng nội tệ của các nước nhỏ hơn trong nhóm mười quốc gia phát triển (G10).
Vậy sự suy yếu của đồng USD có kéo dài hay không? Ông Marinov tin rằng sự mất giá của đồng USD là tạm thời và có thể sớm kết thúc, nhất là khi Fed quyết định việc ngừng hoặc giảm chính sách nới lỏng tiền tệ.
Bất chấp những biến động gần đây liên quan tới giá cổ phiếu, trái phiếu và ngoại hối, Fed liên tục đánh tiếng về khả năng kết thúc chính sách nới lỏng.
Nếu Fed có thể kiểm soát biến động tiền tệ thông qua việc phân biệt rõ ràng giữa "ngừng" và "giảm dần" việc nới lỏng tiền tệ, đồng USD sẽ được hỗ trợ.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...