Trên thế giới hiện nay phổ biến một số phương phápxử lý TCTD yếu kémnhư: Mua lại và tiếp nhận nợ; Ngân hàng bắc cầu; Thanh lý và chi trả; Hỗ trợ tài chính. Trong đó:
- Mua lại và tiếp nhận nợ (P&A): cho phép chuyển hoạt động của TCTD yếu kém sang một TCTD khác đang hoạt động tốt. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý sẽ rút/hủy giấy phép của TCTDyếu kém, chấm dứt quyền sở hữu của TCTD này.
- Ngân hàng bắc cầu:Là một hình thức của P&A, trong đó chính phủ tiếp nhận toàn bộ hoặc một phần hoạt động của TCTD yếu kém để bán cho một bên khác trong tương lai. Một tổ chức được thành lập để tạm thời tiếp quản và duy trì một số tài sản, nợ và hoạt động của TCTDyếu kém trong quá trình xử lý.
- Thanh lý và chi trả: Khi TCTD bị thanh lý đóng cửa, cơ quan quản lý rút giấy phép và các tài sản của TCTD này được bán để trả cho người gửi tiền và các chủ nợ khác. Khi có chính sách BHTG, tổ chức BHTG chi trả cho người gửi tiền theo hạn mức được bảo hiểm. Những khoản này sẽ được thu hồi trong quá trình thanh lý. Nếu 1 TCTD không thể tồn tại và không thể áp dụng phương pháp P&A, TCTD phải thanh lý và đóng cửa. Tùy thuộc mỗi quốc gia, người gửi tiền sẽ được chi trả một phần, chủ nợ khác phải đòi nợ trong quá trình thanh lý.
- Hỗ trợ tài chính:Là biện pháp TCTD được hỗ trợ bằng tiền, cho vay hoặc gửi tiền, mua tài sản, đảm bảo hoặc tiếp nhận các nghĩa vụ tài chính, mua cổ phần ưu đãi và chia sẻ tổn thất hoặc cung cấp hỗ trợ tài chính cho tổ chức tài chính tiếp nhận.
Các cơ chế xử lý TCTD và bảo lãnh của các nước khác nhau rất khác nhau. Do vậy, nguyên tắc chi phí tối thiểu có thể được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện riêng có của mỗi quốc gia. Theo các tài liệu về thông lệ quốc tế và kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới, việc lựa chọn biện pháp xử lý TCTD trong những điều kiện bình thường được lựa chọn thông qua phân tích giảm thiểu chi phí, xem xét không chỉ những chi phí tài chính trực tiếp mà cả những chi phí không hiện hữu và khó xác định hơn. Mục tiêu trước tiên chính là giảm thiểu gánh nặng cho quỹ BHTG, vì điều này gắn liền với lợi ích của tổ chức BHTG. Tiếp đến là để chọn được biện pháp sẽ tối thiểu chi phí xã hội và kinh tế trong hiện tại và tương lai phát sinh trong quá trình xử lý.
Theo kết quả khảo sát của IADI năm 2020, 74/114 (64%) tổ chức trả lời có áp dụng nguyên tắc chi phí tối thiểu khi quyết định biện pháp xử lý, 27/114 (24%) tổ chức trả lời không áp dụng nguyên tắc chi phí tối thiểu.
Việc sử dụng nguyên tắc chi phí tối thiểu để lựa chọn hình thức xử lý của các tổ chức BHTG trên thế giới
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của IADI năm 2020
Như vậy, đa phần các tổ chức BHTG lựa chọn phương pháp xử lý dựa trên nguyên tắc chi phí tối thiểunhằm đảm bảo quá trình xử lý phát sinh ít chi phí nhất cho Quỹ BHTG.
Có thể tham khảo ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Indonesia:
Đối với Hàn Quốc, Tổng Công ty BHTG Hàn Quốc (KDIC) thực hiện hỗ trợ tài chính theo 3 nguyên tắc chính:
(i) Nguyên tắc chi phí tối thiểu: Theo quy định điều 38, khoản 4 Luật Bảo vệ người gửi tiền Hàn Quốc, khi quyết định phương thức xử lý các TCTD mất khả năng thanh khoản, KDIC lựa chọn phương thức có thể tối đa hóa hiệu suất đối với nguồn vốn hỗ trợ đồng thời áp dụng phương thức tối thiểu hóa tổn thất cho quỹ BHTG.
(ii) Nguyên tắc phân chia công bằng tổn thất: Theo quy định Điều 38, khoản 5 Luật Bảo vệ người gửi tiền Hàn Quốc, khi KDIC cung cấp hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG,cầnphân chia tổn thất một cách công bằng với những người có trách nhiệm trong việc gâymất thanh khoản của TCTD (bao gồm cổ đông, người quản lý, nhân viên). Cổ đông chịu trách nhiệm thông qua việc giảm vốn. Người quản lý và nhân viên chịu tác động bởi chính sách cắt giảm nhân sự, không tăng lương.
(iii) Nguyên tắc tự lực cánh sinh: Hỗ trợ tài chính được cung cấp dựa trên nguyên tắc tự lực cánh sinh. KDIC và tổ chức tiếp nhận hỗ trợ tài chính ký Bản ghi nhớ về Bình thường hóa hoạt động tổ chức. Theo đó, KDIC có quyền rà soát và đánh giá tình hình quản lý của tổ chức và thực hiện các hành động khắc phục.
Đối với Indonesia, Tổng Công ty BHTG Indonesia (IDIC) thực hiện kiểm tra chi phí tối thiểu và áp dụng bằng cách sử dụng một mô hình bao gồm năm phần: Thông tin đầu vào về tình trạng tài chính của ngân hàng yếu kém; định giá tài sản; tính toán thu hồi tài sản; dự báo chi phí và doanh thu; và kết quả kiểm tra chi phí tối thiểu. Sử dụng mô hình này, IDIC sẽ đánh giá các phương án có sẵn, có thể bao gồm một số hoặc tất cả thanh lý, P&A, ngân hàng bắc cầu và hỗ trợ ngân hàng mở.
Trong trường hợp của một ngân hàng không có tầm ảnh hưởng hệ thống, nếu hỗ trợ ngân hàng mở là ít tốn kém nhất, sẽ có thêm các yêu cầu bổ sung, để nó chỉ có thể được thông qua nếu chi phí ước tính không quá 75% của phương án thanh lý và việc hỗ trợ dự kiến sẽ khôi phụcđược hoạt động của ngân hàng.
Đối với các ngân hàng có tầm ảnh hưởng hệ thống, phương án thanh lý không được áp dụng, kiểm tra chi phí tối thiểu sẽ áp dụng cho việc lựa chọn các biện pháp khác với các lựa chọn bổ sung như: Hỗ trợ thanh khoản của IDIC thông qua các khoản vay hoặc bảo lãnh các khoản nợ nếu ngân hàng có tầm ảnh hưởng hệ thống thực hiện Chương trình Tái cơ cấu Ngân hàng, có thể được kích hoạt theo Quyết định của Tổng thống nếu có rủi ro đối với nền kinh tế quốc gia.
Tại Việt Nam,Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD số 17/2017/QH14 (Luật số 17)đã tạo ra khung pháp lý về việc xử lý các TCTD yếu kém, trong đó Ban Kiểm soát đặc biệt của TCTD được kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm đưa ra đề xuất về phương án xử lý/tái cơ cấu(bao gồm 5 phương án: Phục hồi; sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; giải thể; chuyển giao bắt buộc; phá sản) và Ngân hàng Nhà nước/Thủ tướng Chính phủ/Chính phủ quyết định phương án xử lý đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Tuy nhiên, Luật số 17 chưa có quy định cụ thể về căn cứ để đưa ra lựa chọn phương án xử lý này. Do đó, theo kinh nghiệm từ các tổ chức BHTG trên thế giới và theo khuyến nghị của IADI, nguyên tắc chi phí tối thiểu là một nguyên tắc cần thiết và hữu dụng làm cơ sở giúp các cơ quan có thẩm quyền liên quan lựa chọn phương án xử lý TCTD yếu kém một cách hiệu quả hơn, khuyến nghị Việt Nam nên áp dụng nguyên tắc này.
Việc áp dụng nguyên tắc chi phí tối thiểu có thể trước mắt tiến hành với các TCTD yếu kém có quy mô nhỏ, không ảnh hưởng tới hệ thống TCTD. Sau khi triển khai áp dụng thử nghiệm nguyên tắc chi phí tối thiểu trong xử lý TCTD yếu kém, cần có tổng kết đánh giá kết quả thực tế để nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với tình hình Việt Nam và xây dựng hành lang pháp lý để có thể triển khai áp dụng rộng rãi, tăng cường hiệu quả xử lý TCTD yếu kém trong tương lai.
Ngoài việc xây dựng hành lang pháp lý, việc nâng cao năng lực tài chính,chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ quan chức năng và xây dựng cơ chế chính thức về chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý TCTD cũng là những yếu tố quan trọng góp phần tăng hiệu quả của quá trình triển khai và áp dụng nguyên tắc chi phí tối thiểutại Việt Nam./.
Ths. Hoàng Thị Ánh Ngọc
Ths. Nguyễn Thanh Huyền
Ths. Hà Ngọc Lâm
Nguyễn Thị Thanh Loan
- IADI, Bộ Nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả, 2014.
- IADI, 2020 Annual Survey 15 Key Features, 2020.
- IDIC International Affairs Group, Overview of Deposit Insurance & Resolution System in Indonesia, Training session IDIC – DIV, 2020.
- Patrizia Baudino, Ryan Defina, José Mariá Fernández Real, Kumudini Hajra and Ruth Walters, Bank failure management – the role of deposit insurance, FSI Insights on policy implementation No 17, Financial Stability Institute, Bank for International Settlements, 2019.