Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Nghiên cứu - Trao đổi

An toàn, tiện ích, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số

Thứ 3 , 11/03/2025
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý; các tổ chức tín dụng (TCTD) không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ; đặc biệt vấn đề an ninh, an toàn và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số luôn được đặt lên hàng đầu, cùng với công tác truyền thông, giáo dục tài chính được triển khai mạnh mẽ đã tạo nền tảng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng.

Chuyển đổi số ngân hàng gặt hái nhiều “trái ngọt”

Trong thời gian qua, NHNN đã trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) và chuyển đổi số ngân hàng, như: (i) Quốc hội thông qua Luật Các TCTD ngày 18/1/2024; Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 về TTKDTM; (ii) NHNN đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng; nghiên cứu, dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định về dịch vụ Mobile-Money và trình Chính phủ đề xuất gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dịch vụ này; (iii) NHNN đã ban hành 7 Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn Luật Các TCTD và Nghị định 52/2024/NĐ-CP về: Hoạt động đại lý thanh toán; việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia; cung ứng dịch vụ TTKDTM; việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (TCCUDVTT); hoạt động thẻ ngân hàng; hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT); giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT; (iv) Thống đốc ký Quyết định số 2525/QĐ-NHNN ngày 15/11/2024 ban hành Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam...

Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục tổ chức triển khai tích cực các Đề án, Chương trình, Kế hoạch, chính sách nhằm thúc đẩy TTKDTM và hoạt động ngân hàng số, Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Đề án 06 (Quyết định 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030); Kế hoạch 01/KHPH-BCA-NHNN về thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06 nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho các TCCUDVTT, tổ chức TGTT cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, bảo mật, tiện ích; tiếp tục chỉ đạo các TCCUDVTT, tổ chức TGTT triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ ngân hàng; đồng thời, thực hiện tốt công tác giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng và giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.

Cụ thể, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường mạng, đối với việc làm sạch dữ liệu khách hàng, loại bỏ các tài khoản ngân hàng không chính chủ, NHNN đã ban hành các Thông tư hướng dẫn Nghị định 52/2024/NĐ-CP về TTKDTM (gồm Thông tư 17/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Thông tư 18/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng; Thông tư 40/2024/TT-NHNN ngày 17/7/2024 quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán), trong đó có quy định bắt buộc khách hàng chỉ được rút tiền, thực hiện giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học với: (i) dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chíp của thẻ căn cước công dân đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; (ii) hoặc dữ liệu sinh trắc học được thu thập thông qua gặp mặt trực tiếp đối với trường hợp là người nước ngoài không sử dụng danh tính điện tử, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch. Đối với khách hàng cá nhân: áp dụng từ 01/01/2025; đối với khách hàng tổ chức: áp dụng từ 01/07/2025.

Ngoài ra, NHNN đã có văn bản chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố hướng dẫn chuyển đổi số liệu liên quan nghiệp vụ thanh toán để đảm bảo hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt trên toàn hệ thống; rà soát các văn bản chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy thuộc lĩnh vực thanh toán.

Hoạt động thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng tiếp tục được đẩy mạnh, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức TGTT tích cực đầu tư ứng dụng công nghệ, nghiên cứu, có giải pháp kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) để thực hiện thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ đã được tích hợp trên Cổng DVCQG. Thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính đạt được kết quả khả quan; công tác thu ngân sách Nhà nước bằng phương thức TTKDTM được chú trọng, tăng cường và đạt kết quả tích cực.

NHNN khuyến khích các TCTD triển khai chuyển đổi số, kết nối, hợp tác với các ngành, lĩnh vực khác nhau để hình thành và mở rộng hệ sinh thái số, cung ứng sản phẩm dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm, cung cấp trải nghiệm giao dịch liền mạch, cá nhân hóa. Nhiều ngân hàng đã và đang ứng dụng các công nghệ mới (như trí tuệ nhân tạo/học máy, dữ liệu lớn,…) trong các hoạt động nghiệp vụ, phân tích hành vi, nhu cầu, đánh giá khách hàng giúp tối ưu hóa, cá nhân hóa việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ cũng như tự động hóa quy trình, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đến nay, hầu hết dịch vụ ngân hàng cơ bản đã được thực hiện trên kênh số, nhiều ngân hàng đạt tỷ lệ trên 95% giao dịch thực hiện trên kênh số.

Các TCTD cũng không ngừng đầu tư hạ tầng công nghệ bảo mật, đào tạo đội ngũ nhân sự về bảo mật có tay nghề cao; đồng thời tuyên truyền tới khách hàng nhằm nâng cao kỹ năng cho khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số an toàn, hiệu quả.

Kết quả hoạt động TTKDTM và hoạt động ngân hàng số trong tháng đầu năm 2025 tiếp tục tăng trưởng tích cực. Theo NHNN, trong tháng đầu năm 2025 so với cùng kỳ năm 2024, giao dịch TTKDTM tăng 41,81% về số lượng và 11,09% về giá trị; qua kênh Internet tăng 35,54% về số lượng và 18,32% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 32,57% về số lượng và 15,76% về giá trị, giao dịch qua QR Code tăng 66,54% về số lượng và 190,31% về giá trị; qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 17,85% về số lượng và tăng 7,38% về giá trị; Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 13,60% về số lượng và 0,30% về giá trị.

Hóa giải những thách thức trong quá trình chuyển đổi số ngân hàng

Bên cạnh những thành tựu trên, hoạt động chuyển đổi số ngân hàng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Trong đó, xu hướng gia tăng của tội phạm công nghệ, tội phạm trên không gian mạng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Việc này đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ, duy trì hoạt động thanh toán được thực hiện liên tục, an toàn; đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro tội phạm lợi dụng sử dụng dịch vụ thanh toán cho các hành vi gian lận, lừa đảo, mục đích bất hợp pháp,...

Đặc biệt, trong bối cảnh hoạt động ngân hàng chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế, xuất hiện những vấn đề mới, phức tạp cần được đánh giá kỹ các tác động chính sách và sự phù hợp với thực tế, cũng như liên quan đến nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành có nhiều quan điểm khác nhau, ảnh hưởng đến tiến độ của việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về lĩnh vực ngân hàng.      

Chưa kể, thói quen, tâm lý sử dụng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa cùng với tâm lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới, cũng như lo ngại về an ninh an toàn khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử, trực tuyến. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người dân thiếu thông tin, chưa ý thức được đầy đủ sự quan trọng của việc bảo mật thông tin cá nhân,  hậu quả của hành vi cho thuê, cho mượn, mua bán thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng,... dẫn đến tội phạm lợi dụng cho mục đích gian lận, lừa đảo, bất hợp pháp.

Thời gian tới, để hoạt động chuyển đổi số ngân hàng tiếp tục phát triển, NHNN tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số ngân hàng, trước mắt là ban hành và triển khai Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng; triển khai, rà soát, sửa đổi, bổ sung các Thông tư hướng dẫn Luật Các TCTD (nếu cần). Ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả và đạt các chỉ tiêu tại Kế hoạch triển khai Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 – 2025; tiếp tục thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Kế hoạch số 01 về phối hợp giữa NHNN và Bộ Công an trong triển khai Đề án 06.

Bên cạnh đó, NHNN đảm bảo sự vận hành thông suốt, an toàn của các hệ thống thanh toán. Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai ứng dụng các giải pháp đảm bảo an ninh, bảo mật trong hoạt động ngân hàng;  chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ tích cực triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ ngân hàng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Đồng thời, NHNN chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng của ngân hàng, trong đó tập trung thu thập, chia sẻ thông tin, hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động ngân hàng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, khai thác hiệu quả dữ liệu trong thiết kế, phát triển và cung ứng sản phẩm, dịch vụ tiện ích phù hợp với nhu cầu, hành vi của từng nhóm đối tượng khách hàng cùng với việc cảnh báo sớm, kịp thời phát hiện ngăn ngừa, phòng, chống rủi ro gian lận và công tác đảm bảo an ninh an toàn, bảo mật thông tin khách hàng.

Ngoài ra, ngành Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, thông tin đến các khách hàng dưới nhiều hình thức để hướng dẫn, nâng cao nhận thức, hiểu biết của khách hàng về ứng dụng công nghệ và những lưu ý, cảnh báo để hỗ trợ khách hàng nhận biết, phòng, tránh rủi ro khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử.

Bên cạnh giải pháp của ngành Ngân hàng, cần sự phối hợp với các bộ, ngành trong việc, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa dữ liệu trong từng ngành, lĩnh vực, tạo thuận lợi cho việc tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để mở rộng hệ sinh thái số và phát triển dịch vụ ngân hàng số, thanh toán số.

Hà Linh

Các tin khác

Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 1938/QĐ-NHNN về Kế hoạch...

Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025

Chính phủ cho phép thử nghiệm có kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ fintech trong lĩnh vực ngân hàng từ ngày 1/7/2025. Thời gian thử nghiệm tối đa là 2 năm, không được thử nghiệm ở nước ngoài.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng: Luật hóa một số nội dung Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu của TCTD
Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng: Luật hóa một số nội dung Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu của TCTD

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa...

Điều hành lãi suất, tín dụng linh hoạt, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Điều hành lãi suất, tín dụng linh hoạt, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Theo quy luật có tính mùa vụ, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn đầu năm thường chưa...

Đổi mới hoạt động tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi để nâng cao nhận thức của người gửi tiền
Đổi mới hoạt động tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi để nâng cao nhận thức của người gửi tiền

Từ khi được thành lập, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) luôn tập trung vào vai trò bảo...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
  • Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
  • Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN tại TP. HCM: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
  • Chi bộ Nghiên cứu tổng hợp và Hợp tác quốc tế tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
  • Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam
  • Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
  • NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT
Quản lý ấn phẩm
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 51 - Quý I năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ