Theo đó, APRC đưa ra 4 ưu tiên chiến lược:Tăng cường chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giữa các thành viên;Đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình dương, bao gồm cả quan hệ hợp tác với các tổ chức BHTG chưa phải là thành viên APRC cũng như với các cơ quan, tổ chức có liên quan;Thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của Hiệp hội BHTG Quốc tế (bao gồm: Tăng cường hệ thống bảo hiểm tiền gửi phù hợp với các nguyên tắc cốt lõi; Thúc đẩy nghiên cứu bảo hiểm tiền gửi và các chính sách phát triển; và cung cấp các thành viên với sự hỗ trợ kỹ thuật để hiện đại hóa và nâng cấp hệ thống của các thành viên) trên cơ sở đặc trưng của khu vực;Mở rộng việc thể hiện quan điểm đã được sự đồng thuận của các thành viên APRC đối với các vấn đề chính sách lớn của IADI.
Nhằm thực hiện các ưu tiên chiến lược nêu trên, APRC áp dụng 02 nguyên tắc cơ bản đề ra dựa trên tinh thần hợp tác cũng như tính đa đa dạng của các thành viên:Thứ nhất, tôn trọng sự đa dạng cũng như những hạn chế còn tồn tại ở mỗi tổ chức thành viên của APRC.Thứ hai, cởi mở, hòa nhập và công tâm đối với tất cả các thành viên của APRC nhằm không bỏ qua một quan điểm nào khi đưa ra những quyết định quan trọng. Các thành viên Ủy ban sẽ quyết định trên nguyên tắc đồng thuận. Trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận hay có vấn đề phát sinh, quyết định sẽ được đưa ra thông qua biểu quyết tại một cuộc họp của Ủy ban hoặc tiến hành bỏ phiếu trực tuyến.
Hiện đã có 17 kế hoạch hành động thuộc 03 lĩnh vực được đề xuất thực hiện các ưu tiên chiến lược nêu trên; bao gồm: Hỗ trợ đào tạo và kỹ thuật / Hợp tác kỹ thuật và công nghệ;Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển chính sách;Cải cách cơ cấu tổ chức APRC.
Trong 03 lĩnh vực trên, có 05 kế hoạch hành động được đánh giá mức ưu tiên cao:
- Xây dựng khung khảo sát nhu cầu tập huấn / đào tạo về kỹ thuật cũng như những đơn vị có thể thực hiện tập huấn / đào tạo.
- Phối hợp với Hội đồng Ủy ban Hỗ trợ Đào tạo và Kỹ thuật (TTAC) thuộc IADI để tổ chức hội thảo chuyên đề dựa vào nhu cầu.
- Thúc đẩy các nghiên cứu và khung phát triển chính sách để xác định nhu cầu trong khu vực.
- Tiến hành nghiên cứu và thực hiện các dự án phát triển chính sách một cách hiệu quả để cùng đưa ra tiếng nói chung của khu vực.
- Thành lập Ủy ban Ưu tiên chiến lược và Kế hoạch hành động (SPAC); đồng thời tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng trong khu vực và xây dựng APRC trở thành diễn đàn để các thành viên có thể thảo luận và góp phần hoàn thiện chính sách.
Vừa qua, APRC đã thành lập SPAC nhằm thảo luận các phương án triển khai kế hoạch hành động. SPAC sẽ báo cáo các đề xuất để Ủy ban quyết định tại Hội nghị thường niên của APRC vào tháng 7/2017 tại Indonesia.