Nhấn mạnh rằng việc dự phòng và ứng phó khủng hoảng tài chính ngày càng trở nên quan trọng hơn, bà Michele Bourque khẳng định cơ quan quản lý tài chính của mọi quốc gia cần có những kế hoạch xử lý đổ vỡ đối với những ngân hàng lớn, nhằm bảo vệ người đóng thuế cũng như tránh tác động xấu tới nền tài chính nói chung.
Trình bày tại diễn đàn, bà Michele Bourque thông báo về tiến trình mà CDIC đã đạt được trong việc giải quyết vấn đề “quá lớn để bị đổ vỡ”, bao gồm:
- Xác định những ngân hàng có tầm ảnh hưởng tới hệ thống và cùng các ngân hàng này lập kế hoạch xử lý đổ vỡ.
- Thực hiện những bước tiến dài trong việc áp dụng hướng dẫn Những đặc tính cơ bản của cơ chế xử lý đổ vỡ hiệu quả do Ban ổn định tài chính (FSB) đưa ra.
- Mọi khoản nợ thứ cấp mới và việc phát hành cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng Canada phải tuân thủ các quy định về vốn ngắn hạn.
Đặc biệt, mới đây, đạo luật ngân sách năm 2015 của Canada đã quy định về chế độ bảo lãnh (với mục đích tương đương như đạo luật Dodd-Frank tại Mỹ - chú thích của nhóm điểm tin)
Đánh giá mới nhất của Moodys đã nêu Canada đang sắp bắt kịp với châu Âu, Mỹ và Thụy Sỹ trong quá trình xây dựng cơ chế xử lý các ngân hàng đổ vỡ.
CDIC cho biết, nhằm thiết lập cơ chế xử lý các ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống bị đổ vỡ, tổ chức này dự định sẽ:
- Thực hiện quá trình xác định cụ thể các mô hình kinh doanh, đánh giá khả năng vốn quỹ và nhu cầu thanh khoản, nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của ngân hàng trong quá trình xử lý.
CIDC đã phát triển cơ chế đánh giá xử lý đổ vỡ, bắt đầu từ những nguyên tắc được ưu tiên trong việc đảm bảo sự khả thi và đáng tin cậy của việc xử lý đổ vỡ, cụ thể hóa tới cấp độ kỹ thuật với hàng trăm tiêu chí. Trong năm 2015, CDIC sẽ đối chiếu cơ chế xử lý đổ vỡ của mình với trường hợp cụ thể của các ngân hàng lớn có tầm quan trọng hệ thống, từ đó xác định được khoảng thiếu hụt hay những trở ngại cho quá trình xử lý.
- CDIC cũng thảo luận với từng ngân hàng nhằm xác định những trở ngại cho quá trình nhanh chóng xử lý đổ vỡ.
- Đồng thời, CDIC làm việc với các ngân hàng nhằm đề ra những kế hoạch đảm bảo cả hệ thống cũng như nhân lực và vận hành tại mỗi ngân hàng sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình xử lý đổ vỡ một cách trật tự. Trong giai đoạn 2017-2018, CDIC sẽ thực hiện thử nghiệm những kế hoạch này.
Hiện tại, CDIC đã thành lập một nhóm công tác – được gọi là Diễn đàn Các ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống, thảo luận những vấn đề mà các ngân hàng này cùng gặp phải và biện pháp xử lý.
Kết luận phần tham luận, bà Michele Bourque khẳng định: cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho thấy hậu quả của việc không hành động. Các nhà quản lý cũng như lãnh đạo các ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với nhau để quá trình xây dựng cơ chế dự phòng và xử lý đổ vỡ đạt kết quả.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...