Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Bảo hiểm tiền gửi trong nước

Có nên bảo hiểm đối với tiền gửi ngoại tệ?

Thứ 5 , 28/04/2011
Chính sách BHTG hiện hành quy định không bảo hiểm đối với tiền gửi là ngoại tệ. Điều này đồng nghĩa với việc một bộ phận không nhỏ người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG chưa được bảo vệ lợi ích khi tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ. Theo thống kê của Vụ Quản lý ngoại hối – Ngân hàng nhà nước, tính đến cuối tháng 11/2010, nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối đã đạt mức 7,6 tỷ USD. Trong tháng 12/2010, ước tính lượng kiều hối sẽ đạt khoảng 770 triệu USD, nâng tổng nguồn thu từ kiều hối của cả năm 2010 lên mức 8 tỷ USD, tăng khoảng 25,6% so với tổng lượng kiều hối của cả năm 2009.

Để khuyến khích người dân yên tâm gửi tiền vào các tổ chức tài chính ngân hàng, giảm thiểu tối đa nguồn ngoại tệ cất trữ trong dân cư không được đưa vào đầu tư tạo ra sản phẩm cho xã hội, để không thiếu đi một phần trong đối tượng được bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, chính sách BHTG nên điều chỉnh để tiền gửi ngoại tệ cũng được bảo hiểm, người gửi tiền không bị thiệt thòi trong việc được bảo vệ quyền lợi mà các tổ chức nhận tiền gửi vẫn thu hút được ngoại tệ để đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên cần phải căn cứ vào mục tiêu của tổ chức BHTG và tình hình thực tế của mỗi quốc gia để quyết định có bảo hiểm cho tiền gửi bằng ngoại tệ hay không.
Do đó khi quyết định bảo hiểm cho loại tiền gửi này cần phải dựa vào tập quán sử dụng ngoại tệ của quốc gia đó, thông thường tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền gửi của cả nước. Ở những quốc gia mà tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỉ lệ thấp, các giao dịch chủ yếu được thực hiện thông qua đồng nội tệ thì việc loại trừ đối tượng bảo hiểm là đồng ngoại tệ là điều dễ dàng được chấp nhận. Ngược lại ở những quốc gia mà tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ cao, sẽ là bất hợp lý khi xây dựng một hệ thống BHTG mà không bảo hiểm cho loại tiền gửi này. Mặt khác chi trả bảo hiểm cho tiền gửi ngoại tệ đòi hỏi tổ chức BHTG phải có biện pháp phòng tránh rủi ro ngoại tệ.
Khi bảo hiểm cho tiền gửi ngoại tệ cần đưa ra 2 quyết định: Thứ nhất cần quyết định số tiền được chi trả bằng nội tệ hay ngoại tệ. Thứ hai là xác định hạn mức chi trả bảo hiểm theo đồng nội tệ hay ngoại tệ.
Ít nhất tổ chức BHTG cam kết hoàn trả cho người gửi tiền bằng ngoại tệ phải có nguồn vốn ngoại tệ cần thiết đảm bảo tính khả thi cho cam kết chi trả này. Hoặc tổ chức BHTG hoàn trả tiền gửi ngoại tệ bằng nội tệ. Theo đó, phải có quy định rõ ràng tỷ giá hối đoái nào dùng tính toán số tiền hoàn trả để công chúng có thể hiểu được rủi ro họ có thể gặp phải. Ví dụ như, tỷ giá hối đoái vào ngày TCTD đổ vỡ sẽ được dùng để chuyển đổi tiền gửi ngoại tệ sang nội tệ, thì người gửi tiền sẽ phải chịu rủi ro mất giá trong khoảng thời gian từ ngày xảy ra đổ vỡ đến ngày tiến hành chi trả bảo hiểm. Nếu đến tận ngày chi trả bảo hiểm mới tiến hành chuyển đổi tiền gửi ngoại tệ sang nội tệ, tổ chức BHTG sẽ phải hứng chịu rủi ro mất giá.
Giả sử một người gửi tiền có một lượng tiền gửi danh nghĩa ngoại tệ là 10USD và tiền nội tệ là Peso. Vào ngày TCTD xảy ra đổ vỡ, tỷ giá hối đoái là 1Peso = 1USD. Tuy nhiên vào ngày tiến hành chi trả BHTG, tỷ giá là 2Peso = 1USD. Nếu tiền gửi được định giá theo tỷ giá hối đoái phổ biến vào ngày xảy ra đổ vỡ, thì người gửi tiền sẽ nhận được 10 Peso vào ngày chi trả bảo hiểm và quy đổi ra là 5 USD. Tuy nhiên nếu tiền gửi được thanh toán theo tỷ giá phổ biến vào ngày tiến hành chi trả bảo hiểm thì người gửi tiền sẽ nhận được 20 Peso và quy đổi ra là 10 USD. Theo kịch bản thứ nhất, người gửi tiền phải hứng chịu rủi ro mất giá đồng tiền, theo kịch bản thứ hai, tổ chức BHTG phải hứng chịu rủi ro này.
Với quyết định thứ hai là xác định hạn mức chi trả bảo hiểm theo đồng nội tệ hay ngoại tệ. Nếu hạn mức được xác định bằng đồng nội tệ, mất giá đồng tiền thực tế sẽ làm giảm hạn mức dành cho tiền gửi ngoại tệ. Nếu hạn mức được xác định bằng ngoại tệ, mất giá đồng tiền sẽ không tác động tới mức chi trả bảo hiểm. Dù lựa chọn phương pháp nào thì tổ chức BHTG cũng phải nhận thức là biến động về tỷ giá có thể kéo theo biến động về mức chi trả bảo hiểm tương đối cho tiền gửi nội tệ hoặc ngoại tệ. Đồng thời, tổ chức BHTG cũng phải xác định rõ sẽ sử dụng tỷ giá hối đoái nào để tiến hành chuyển đổi khi cần thiết.
Nghiên cứu của Kunt và Sobaci tại Kunt and Sobaci, 2000, Bảo hiểm tiền gửi toàn cầu – Cơ sở dữ liệu - “Deposit Insurance around the world: A data base” cho thấy trong 68 hệ thống BHTG trên thế giới được nghiên cứu có 20 hệ thống không bảo hiểm đối với ngoại tệ.  
Chính sách của Việt Nam là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, cho phép các ngân hàng nhận tiền gửi bằng ngoại tệ, thì đã đến lúc cần phải xem xét việc bảo hiểm tiền gửi cho ngoại tệ. Việt Nam đã gia nhập WTO, đã và sẽ có nhiều doanh nghiệp, cá nhân là người nước ngoài đến hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, vấn đề bảo hiểm cho tiền gửi bằng ngoại tệ cần được đặt ra và được nghiên cứu một cách nghiêm túc để thực thi vào thời điểm thích hợp.
Liên hệ với tình hình thực tiễn tại Việt Nam, thống kê cho thấy, hiện nay lượng tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân vào hệ thống ngân hàng là khá lớn.
Báo cáo hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 cho biết, dự tính đến 31/12/2010, huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 766.250 tỷ đồng, tăng 27% so với cuối năm 2009. Trong đó, huy động bằng tiền đồng ước đạt 570.430 tỷ đồng, tăng 30,8%, bằng ngoại tệ đạt 195.820 tỷ đồng, tăng 17%. Trong 3 tháng gần đây, tiền gửi ngoại tệ có xu hướng tăng qua từng tháng và tăng cao hơn các tháng đầu năm. Tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ so với tổng huy động vốn năm 2007 là 25,6%, 2008 là 25,9%, 2009 là 27,7% và tháng 10/2010 là 25,6%. Lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn ước tính cả năm khoảng 4 tỷ USD, tăng 23,77% so với năm trước.
Nhận định chung cho rằng việc quyết định có nên BHTG đối với ngoại tệ hay không là không dễ dàng. Hiện có 2 luồng ý kiến trái chiều, ý kiến thứ nhất đề nghị không chỉ bảo hiểm cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam mà cả tiền gửi bằng ngoại tệ. Ý kiến này cho rằng, nếu chỉ bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam thì có thể sẽ không khuyến khích người có ngoại tệ gửi tiền vào ngân hàng, hoặc người gửi tiền sẽ phải mất thêm chênh lệch tỷ giá và phí chuyển đổi nếu chuyển đổi ngoại tệ thành tiền Việt Nam. Ngược lại, ý kiến thứ hai cho rằng, việc bảo hiểm cả tiền gửi là ngoại tệ có thể sẽ dẫn đến khuyến khích việc sử dụng ngoại tệ, ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ cũng như quản lý Nhà nước về ngoại hối. Mặt khác, năng lực tài chính của tổ chức BHTG là có hạn, không có khả năng bảo hiểm hết cho tất cả các khoản tiền gửi.
Tuy nhiên, thời điểm này có thể đặt vấn đề nên mở rộng sang đối tượng là ngoại tệ. BHTG đối với cả ngoại tệ có thể sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng, TCTD thu hút được nguồn ngoại tệ lớn từ người dân, khuyến khích lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về Việt Nam cho đầu tư, phát triển đất nước. Song mức chi trả bảo hiểm tối đa nên được giới hạn và nên được xác định trên cơ sở thu nhập quốc nội bình quân đầu người một năm. Hạn mức chi trả có giới hạn cho phép tổ chức BHTG chỉ phải trả số tiền được bảo hiểm trong hạn mức chứ không phải trả toàn bộ số tiền gửi khi tổ chức tham gia BHTG mất khả năng thanh toán. Với chính sách bảo hiểm như vậy, quyền lợi của người gửi tiền sẽ được bảo vệ một cách tích cực, tạo ra cơ chế thúc đẩy người gửi tiền có ý thức tự bảo vệ mình trước những rủi ro nhất định liên quan đến tình hình hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi. Mức chi trả bảo hiểm theo hạn mức sẽ hạn chế được rủi ro đạo đức từ phía các nhà quản lý ngân hàng, đồng thời đòi hỏi người gửi tiền phải quan tâm hơn tới tình hình hoạt động, khả năng tài chính của ngân hàng nhận tiền gửi. Đây cũng là một vấn đề đáng được quan tâm và cần có câu trả lời từ các nhà hoạch định chính sách.
Nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, các lĩnh vực hoạt động về tài chính - ngân hàng - bảo hiểm cần phải phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Xu hướng tiến tới bảo hiểm cả ngoại tệ là tất yếu và chúng ta đều đang mong chờ vào chính sách bảo hiểm tiền gửi linh hoạt, công bằng giúp BHTGVN thực sự là “người bạn đồng hành” luôn sát cánh bên người gửi tiền và các TCTD.


Tài liệu tham khảo:
1. Hướng dẫn phát triển hệ thống BHTG hiệu quả - Tài liệu của IADI
2. Kunt and Sobaci, 2000, “Deposit Insurance around the world: A data base”
3. Website NHNN, BHTG…

Các tin khác

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam
Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT
NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT

30/4/1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, là lời nhắc nhở sâu sắc đối với...

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đoàn Thái Sơn làm việc với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đoàn Thái Sơn làm việc với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Chiều 22/4/2025, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đoàn Thái Sơn cùng đoàn công tác của NHNN đến thăm và làm việc tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN).

Chi nhánh BHTGVN Khu vực Đông Bắc Bộ hoàn thành vượt kế hoạch tuyên truyền tại đại hội thành viên QTDND
Chi nhánh BHTGVN Khu vực Đông Bắc Bộ hoàn thành vượt kế hoạch tuyên truyền tại đại hội thành viên QTDND

Đến nay, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) Khu vực Đông Bắc Bộ (Chi nhánh) đã...

Chi bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Chi bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 21 và 22/4/2025, tại thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), Chi bộ Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính
  • Lãi suất huy động khó giảm thêm
  • Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng: Hướng đến khung pháp lý đồng bộ, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu
  • Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
  • Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
  • Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN tại TP. HCM: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ