Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Người gửi tiền nên biết

Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong lĩnh vực dịch vụ công

Thứ 2 , 11/07/2022
 Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy thanh toán điện tử đối với dịch vụ công. Đến nay, khoảng 95% số thu hải quan, 99% giao dịch nộp thuế của doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện qua ngân hàng. Người dân đã có thể thực hiện thanh toán tiền điện qua ngân hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, thực tế, quá trình triển khai nhằm thúc đẩy thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng vẫn còn những khó khăn, thách thức. Do đó, cần nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng.

Nhiều giải pháp thúc đẩy thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng

Triển khai Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; triển khai các Đề án về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã dần hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm đẩy mạnh TTKDTM, trong đó có thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng. NHNN đã ban hành quy định thúc đẩy các mô hình ứng dụng công nghệ mới phục vụ TTKDTM như: ví điện tử; chuyển mạch bù trừ điện tử; tiền di động; an ninh an toàn giao dịch điện tử; tiêu chuẩn QR code, tiêu chuẩn thẻ chíp. Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo toàn ngành ngân hàng tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy TTKDTM trong lĩnh vực dịch vụ công...

Bên cạnh đó, NHNN cũng tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều chính sách thúc đẩy TTKDTM đối với dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục, và đẩy mạnh triển khai kết nối, tích hợp thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Đồng thời, ngành Ngân hàng cũng đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng, thúc đẩy TTKDTM đối với công chúng.

Trong hai năm qua, chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và khuyến khích người dân giao dịch trực tuyến, góp phần ngăn ngừa sự lây lan dịch Covid-19, các ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.

Hạ tầng thanh toán của ngành ngân hàng liên tục được nâng cấp, hoàn thiện. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia đã kết nối với 63 Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và các tổ chức tín dụng, mạng lưới thanh toán được mở rộng với hơn 350 nghìn máy POS (tăng 29,18%); hơn 20 nghìn máy ATM, hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code. Nhiều ngân hàng đã đầu tư, xây dựng hạ tầng công nghệ kết nối, tích hợp với các đơn vị dịch vụ công trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như thuế, hải quan, cổng dịch vụ công của một số Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, điện lực. Hệ sinh thái Mobile Banking kết nối với viễn thông, điện lực, hàng không, vận tải, y tế, sàn giao dịch điện tử và các siêu thị. Nhờ đó trên Mobile Banking, khách hàng có thể sử dụng được nhiều tiện ích hơn so với giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, gia tăng sự hài lòng của khách hàng trong thanh toán dịch vụ công.

Đến nay, khoảng 95% số thu hải quan, 99% giao dịch nộp thuế của doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện qua ngân hàng; người dân đã có thể thực hiện thanh toán tiền điện qua ngân hàng trên phạm vi cả nước; 42% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai thanh toán dịch vụ y tế không dùng tiền mặt; khoảng trên 40% số người hưởng và số tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trong toàn quốc chi trả qua tài khoản cá nhân. Từ tháng 9/2020, Napas (với vai trò là tổ chức chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử) đã hoàn thành kết nối với Cổng DVCQG cho phép tất cả khách hàng của 40 ngân hàng thành viên thanh toán trực tuyến khi thực hiện thủ tục trên Cổng DVCQG.

Tuy nhiên, thực tế, quá trình triển khai nhằm thúc đẩy thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng vẫn còn những khó khăn, thách thức, trong đó có thói quen, tâm lý thích sử dụng tiền mặt của người dân còn khá phổ biến, vẫn còn có tâm lý e ngại về an ninh, an toàn khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin, quy trình thanh toán nhiều cơ quan, đơn vị cung ứng dịch vụ công còn chưa thực sự sẵn sàng để ứng dụng các hình thức thanh toán điện tử và kết nối với các ngân hàng (chưa có dữ liệu tập trung, dữ liệu chưa được chuẩn hóa hoặc không đầy đủ...) dẫn đến khó khăn trong việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị với ngân hàng.

Ngoài ra còn có những khó khăn, thách thức trong việc đảm bảo an ninh an toàn và bảo mật dữ liệu khách hàng; những thách thức về sự đồng bộ và phù hợp của các quy định pháp lý hiện hành liên quan về giao dịch điện tử, chữ ký, chứng từ điện tử, việc định danh và xác thực khách hàng điện tử, việc chia sẻ dữ liệu và bảo mật thông tin khách hàng, quy trình nghiệp vụ với thực tiễn ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng. Chưa kể, việc đầu tư hạ tầng phục vụ thanh toán dịch vụ công tốn kém chi phí do đó cũng cần có cơ chế tài chính phù hợp về lâu dài để tạo động lực cho các ngân hàng, trung gian thanh toán tích cực trong việc tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử đối với dịch vụ công; ngoài ra là vấn đề huy động, bố trí nguồn lực phục vụ thanh toán số, chuyển đổi số…

Trước những vấn đề đặt ra, NHNN đã có những chỉ đạo quyết liệt: (i) yêu cầu TCTD mở tài khoản cho đơn vị cung ứng dịch vụ công và thông báo số tài khoản để người dân chuyển tiền thanh toán; (ii) Lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ, thanh toán ứng dụng QR để cho phép người dân thanh toán trực tiếp (tương tự như việc mua

hàng hóa tại các siêu thị); (iii) Xây dựng phần mềm, giải pháp kết nối với trường học, bệnh viện, hệ thống của các đơn vị cung ứng dịch vụ công để cho phép ghi nhận thông tin hóa đơn tự động, giúp người sử dụng truy cập các ứng dụng trên internet, mobile và thực hiện trả tiền học phí, viện phí... thông qua các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích của ngân hàng (thanh toán thẻ, ví điện tử, thanh toán hóa đơn, thanh toán qua mã QR code....). Song song với những giải pháp trên, NHNN cũng có chỉ đạo các TCTD nghiên cứu, áp dụng chính sách phí dịch vụ thanh toán hợp lý và triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mại để khuyến khích TTKDTM đối với dịch vụ công.

Để đẩy mạnh thanh toán điện tử ở khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công

Trong thời gian tới, về phía Chính phủ, một là, cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu xây dựng Luật Giao dịch điện tử thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử năm 2005 để tạo cơ sở pháp lý cho các Bộ, ngành hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, giúp đẩy mạnh số hóa, ứng dụng kỹ thuật số, tạo môi trường giao dịch thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp qua kênh số, phương thức điện tử. Hai là, ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử, xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu người dùng trên môi trường mạng. Ba là, sớm hoàn thành cơ chế cho phép ngành Ngân hàng được kết nối và khai thác, chia sẻ thông tin trực tuyến từ cơ sở dữ liệu này để phục vụ việc đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử.

Về phía NHNN cần tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy TTKDTM tại Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025, trong đó chú trọng đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công. NHNN tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách về thanh toán qua ngân hàng và tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh an toàn trong thanh toán. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán điện tử. NHNN tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nghiên cứu có giải pháp về mô hình kết nối phù hợp, hiệu quả giữa các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với Cổng DVCQG, hệ thống một cửa điện tử của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí,....

Đối với vấn đề phí dịch vụ thanh toán, theo kinh nghiệm tại một số quốc gia, việc quy định các mức phí trao đổi, chia sẻ giữa các bên trong cung ứng dịch vụ thẻ (phí MDR - mức phí chấp nhận thanh toán - merchant discount rate, phí trao đổi...) là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy TTKDTM. Do đó, theo một số chuyên gia, thời gian tới, các cơ quan liên quan cần cân nhắc sự cần thiết quy định cơ chế thu, trả phí liên ngân hàng giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và đơn vị chấp nhận thanh toán. Từ đó có chính sách áp dụng mức phí trần, là căn cứ để cơ quan quản lý ban hành quy định về các mức phí thanh toán, trong đó có thể điều tiết chính sách phí ưu đãi đối với các dịch vụ công (trong đó có lĩnh vực y tế, giáo dục).

Về phía các ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS) và áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại như mã phản hồi nhanh (QR code), mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (mobile payment), thanh toán phi tiếp xúc (contactless)... đối với các dịch vụ công, dịch vụ tiện ích như điện, nước, học phí, viện phí, thanh toán phí, lệ phí trực tuyến, các thủ tục hành chính công trực tuyến; tiếp tục nghiên cứu, triển khai phát triển thanh toán tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với triển khai Chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Thêm vào đó, các ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai ứng dụng thêm các hình thức, phương thức thanh toán qua ngân hàng tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc thù thanh toán của mỗi loại hình dịch vụ công. Mở rộng hợp tác giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ công với các ngân hàng, tổ chức cung ứng giải pháp thanh toán; đẩy nhanh khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu giữa đơn vị cung ứng dịch vụ công với ngân hàng.

Công tác thông tin tuyên truyền về TTKDTM, giáo dục tài chính cần tiếp tục được các ngân hàng đẩy mạnh; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán

Các tin khác

Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính
Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính

Tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính ngày càng tinh vi, phức tạp, liên tục có...

Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.

Gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ mobile money đến hết năm 2025
Gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ mobile money đến hết năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 87/NQ-CP về việc gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ - mobile money (Nghị quyết 87). Nghị quyết 87 có hiệu lực từ 15/4/2025

Tiền gửi dân cư tại các TCTD lập kỷ lục hơn 7 triệu tỷ đồng
Tiền gửi dân cư tại các TCTD lập kỷ lục hơn 7 triệu tỷ đồng

Số liệu tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng (TCTD) tại thời điểm cuối tháng 12/2024 vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố.

Hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, toàn diện của người dân đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính: Bảo đảm "6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền"
Hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, toàn diện của người dân đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính: Bảo đảm "6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền"

Đó là một trong những nội dung được đưa ra trong Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai, do Văn phòng Chính phủ vừa ban hành

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính
  • Lãi suất huy động khó giảm thêm
  • Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng: Hướng đến khung pháp lý đồng bộ, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu
  • Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
  • Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
  • Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN tại TP. HCM: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ