Theo ông Martin Gruenberg – Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị FDIC, nguồn thu từ phí BHTG tăng sẽ giúp củng cố Quỹ BHTG đặc biệt trong trường hợp có rủi ro suy thoái đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính, và có thể giúp Quỹ BHTG tăng khả năng đạt mức tỷ lệ dự trữ tối thiểu là 1,35% vào năm 2028, phù hợp với mục tiêu Kế hoạch phục hồi Quỹ được kích hoạt vào năm 2020 khi tỷ lệ dự trữ xuống dưới mức tối thiểu theo quy định tại Luật FDIC.[1]
Việc tăng phí BHTG được dự báo sẽ không ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của các tổ chức tài chính và ước tính sẽ làm giảm nhẹ khoảng 1,2% thu nhập trung bình hàng năm, không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cho vay hoặc thanh khoản tín dụng của hệ thống.
Biểu phí sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2023 và áp dụng cho kỳ tính phí đầu tiên của năm 2023 (từ 1/1/2023 đến 31/3/2023, với ngày đóng phí là 30/6/2023). Biểu phí sửa đổi được áp dụng cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG.
Phòng NCTH&HTQT
[1] Theo luật, HĐQT FDIC phải xây dựng và thực hiện một kế hoạch khôi phục Quỹ BHTG trong trường hợp quỹ này thấp hơn mức 1,35% số dư tiền gửi được bảo hiểm. Kế hoạch này phải đảm bảo trong vòng 8 năm sẽ đưa Quỹ BHTG về mức tối thiểu quy định. Ngày 30/6/2020, Quỹ BHTG nói trên đã xuống thấp hơn mức tối thiểu, dẫn tới việc kích hoạt Kế hoạch phục hồi dự kiến sẽ đưa quỹ này đạt mức tối thiểu 1,35% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm vào năm 2028.