Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Nghiên cứu - Trao đổi

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại quỹ tín dụng nhân dân

Thứ 6 , 08/05/2020
Những năm qua, mô hình quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) - loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) do các thành viên tự nguyện thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đã có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương cũng như xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống người dân vùng nông thôn. Đây cũng chính là cầu nối để thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống QTDND cũng bộc lộ một số hạn chế, trong đó có công tác huy động vốn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng trên địa bàn, bài viết sau đây đề cập đến những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại các QTDND.  

Thực tế hoạt động huy động vốn tại hệ thống QTDND

 

Tính đến 31/12/2019, trên địa bàn cả nước có 1.182 QTDND (bao gồm 1.487 chi nhánh, phòng giao dịch) với tổng nguồn vốn của 1.171/1.182 QTDND đạt gần 125 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 1,05% nguồn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại. Vốn huy động của toàn hệ thống QTDND đạt 106.064 tỷ đồng, chiếm 85,03% tổng nguồn vốn, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng liên tục so với các năm trước. Trung bình vốn huy động của 1 QTDND đạt 90,6 tỷ đồng. Toàn bộ vốn huy động của hệ thống QTDND là vốn huy động thị trường I, trong đó tiền gửi tiết kiệm bằng VND của cả hệ thống được duy trì ổn định qua các năm.

QTDND có đặc thù là tôn chỉ mục tiêu hoạt động phục vụ thành viên và tính liên kết cộng đồng, chủ yếu trong nông nghiệp và nông thôn, vì vậy hoạt động của quỹ gặp không ít khó khăn, cụ thể: tình trạng thiếu vốn, đặc biệt là vào mùa vụ sản xuất; người dân ít có tập quán tích lũy dưới dạng tiền gửi tiết kiệm để tiêu dùng trong tương lai, dễ chấp nhận tiền vay nóng - tín dụng đen…; nhiều quỹ quy mô còn quá nhỏ dẫn đến năng lực tài chính chưa đủ mạnh, chưa đủ khả năng tạo dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và trụ sở làm việc; trình độ, năng lực cán bộ quản trị, điều hành tác nghiệp còn hạn chế và bất cập…

Thực tế khi thực hiện công tác giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia BHTG cho thấy, nhiều QTDND chưa thực sự tuân thủ nghiêm các quy định về huy động. Tiêu biểu có thể kể đến một số vấn đề tồn tại như:

Những năm gần đây, mặc dù hệ thống QTDND đã chú trọng kiểm soát và giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng bên cạnh kết quả đạt được vẫn tồn tại những vấn đề về rủi ro đạo đức và quản trị điều hành trong công tác huy động vốn, đa phần là những sai phạm từ phía các quỹ như: tự ý lách các quy định về lãi suất huy động (chi tiền mặt hoặc chi vào tài khoản của khách hàng những khoản chênh lệch lãi suất); cán bộ tín dụng vi phạm về rủi ro đạo đức, trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng….

Bên cạnh đó, có thể kể đến sự thiếu hiểu biết về pháp luật hay tâm lý chủ quan, nhẹ dạ của người gửi tiền nên dễ bị lợi dụng… Thông qua kiểm tra, cán bộ Đoàn kiểm tra BHTGVN ghi nhận nhiều khách hàng chỉ giao dịch qua điện thoại với QTDND, một số người không am hiểu luật, ký thủ tục mà không cần đọc nội dung, trả tiền vay quỹ qua cán bộ tín dụng…Điều này đã tạo cơ hội cho các đối tượng thực hiện  hành vi như: tẩy xóa các giấy tờ tùy thân, làm giấy ủy quyền giả hay làm giả các giấy tờ để hợp thức hóa hợp đồng với QTDND.

Một số kiến nghị, đề xuất

Để tháo gỡ khó khăn, góp phần củng cố hệ thống QTDND, đặc biệt là giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tại các QTDND, bài viết xin đưa ra một số kiến nghị, đề xuất như sau:

Các cơ quan quản lý cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện sớm những sai phạm từ QTDND. Mặt khác, thực hiện việc hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động kiểm toán nội bộ của các QTDND (thông qua việc chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm thiết lập, vận hành hệ thống kiểm toán nội bộ, đào tạo nhân viên...). Thực tế, hoạt động kiểm toán nội bộ của QTDND theo Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khó thực hiện do các QTDND thường có quy mô nhỏ, thành lập không lâu, số lượng cán bộ ít, năng lực kiểm toán nội bộ còn hạn chế.

Bên cạnh đó, xây dựng kênh chia sẻ thông tin các vi phạm, các trường hợp khách hàng lừa đảo để trong hệ thống có thể truy cập và nhận diện các đối tượng này.

Đối với các QTDND

Đẩy mạnh tập huấn về chuyên môn cho cán bộ làm công tác giao dịch, cán bộ tín dụng để nâng cao kỹ năng phát hiện những giao dịch tiềm ẩn rủi ro; tăng cường tuyên truyền giáo dục về đạo đức nghề nghiệp cho toàn hệ thống. Trong đó, Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo các quỹ cần ban hành các quy định nghiệp vụ huy động vốn chặt chẽ, có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp sai phạm. Cần cập nhật các vụ vi phạm trong hệ thống QTDND để rút kinh nghiệm, hạn chế thấp nhất những vi phạm về lỗi chủ quan từ các quỹ.

Chú trọng chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc hệ thống kiểm tra chéo, kiểm soát sau nhằm phát hiện, cảnh báo sớm và kịp thời các tồn tại yếu kém, rủi ro tiềm ẩn; từ đó tham mưu, đề xuất kịp thời với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành QTDND để có định hướng xử lý.

Đối với khách hàng gửi tiền

Chủ động bảo vệ thông tin của bản thân, tự nghiên cứu về quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật để tránh rủi ro cho tài sản của mình.

Cân nhắc lựa chọn nơi gửi tiền. Mặc dù tiền gửi hợp pháp của khách hàng tại TCTD đã được pháp luật bảo vệ, nhưng khách hàng nên tìm hiểu kỹ thông tin về tổ chức nhận tiền gửi, thủ tục, dịch vụ liên quan đến việc gửi tiền…trước khi đưa ra quyết định gửi tiền tại các tổ chức này.

Trực tiếp đến trụ sở làm việc của TCTD để thực hiện giao dịch khi gửi tiền tiết kiệm tại quầy; không ký sẵn các chứng từ (ký khống); đảm bảo tính chính xác của thông tin trên sổ tiết kiệm; duy trì một chữ ký cố định; kiểm tra số dư tiền gửi định kỳ; bảo quản số tiết kiệm cẩn thận và không nên cho bất kỳ ai mượn sổ tiết kiệm của mình.

Các tin khác

Ngành Ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối tháng cuối năm 2025
Ngành Ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối tháng cuối năm 2025

Sáng 9/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 là dịp để tôn vinh những đóng góp to lớn của...

Đề xuất một số quy định mới về xếp hạng ngân hàng
Đề xuất một số quy định mới về xếp hạng ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc NHNN quy định xếp hạng tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng...

Xây dựng hệ thống tín dụng nhân dân minh bạch, vững mạnh, hiện đại, gắn kết cộng đồng và phát triển bền vững
Xây dựng hệ thống tín dụng nhân dân minh bạch, vững mạnh, hiện đại, gắn kết cộng đồng và phát triển bền vững

Ngày 4/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến rộng rãi...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong sử dụng dịch vụ thanh toán
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm: Kiên định mục tiêu, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2025
  • Công đoàn BHTGVN triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
  • Đoàn Thanh niên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
  • Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ: Vững vàng với sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền
  • Ngành Ngân hàng chung tay ủng hộ 82 tỉ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030
  • Đại hội đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030: Phát huy tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả - Phát triển”
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030
  • Ngành Ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối tháng cuối năm 2025
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 68 Quý II năm 2025
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20, đường Tôn Thất Thuyết, phường Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ