Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Nghiên cứu - Trao đổi

Giảm hệ số CAR 8% - hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thực hiện Basel II

Thứ 5 , 10/08/2017
Ngày 30/12/2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN về quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 41). Theo Thông tư này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo quy định là 8% thấp hơn so với mức 9% quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN đang được áp dụng hiện tại. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/1/2020. Tuy nhiên, các ngân hàng có khả năng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn trước thời hạn này có thể gửi văn bản đăng ký áp dụng trước.

Lợi ích cho các ngân hàng khi thực hiện Thông tư 41

Việc ban hành Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh NHNNg là yêu cầu đầu tiên trong việc hoàn thiện từng bước khuôn khổ pháp lý làm cơ sở cho việc thực hiện Basel II tại Việt Nam.

Theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, bên cạnh các giải pháp về xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém, việc triển khai Basel II được coi là giải pháp tái cơ cấu căn bản có tính đột phá thông qua việc phân bổ vốn hợp lý theo rủi ro, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, hoàn thiện cơ cấu quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế để tạo giá trị cốt lõi và sự phát triển bền vững cho các NHTM, tạo nền tảng cho sự an toàn, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Theo đó, việc thực hiện Thông tư 41 sẽ đem lại những lợi ích như sau:

Trước hết, các NHTM sẽ an toàn hơn do duy trì tỷ lệ an toàn vốn để bù đắp các rủi ro theo thông lệ quốc tế: Khác với Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg (Thông tư 36) (được xây dựng theo chuẩn mực vốn Basel I) chỉ yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn để bù đắp rủi ro tín dụng, Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường theo đúng yêu cầu của Basel II.

Bên cạnh đó, các NHTM sẽ nắm rõ hơn các rủi ro thông qua việc lượng hóa các rủi ro để phân bổ vốn bù đắp rủi ro một cách hợp lý, nâng cao năng lực quản lý rủi ro: Như đã trình bày ở trên, các NHTM sẽ xác định, lượng hóa rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động (hai loại rủi ro chưa được quy định tại Thông tư 36) để duy trì vốn bù đắp 2 loại rủi ro này.

Đối với rủi ro tín dụng, các NHTM xác định chính xác hơn mức vốn yêu cầu so với Thông tư 36 do Thông tư 41 quy định cụ thể các hệ số rủi ro theo từng loại đối tượng khách hàng (Chính phủ, tổ chức tài chính, tổ chức công lập, doanh nghiệp, khách hàng bán lẻ…), loại hình tín dụng đặc thù (cấp tín dụng bán lẻ, cấp tín dụng bảo đảm bằng bất động sản, cho vay thế chấp nhà ở, cho vay chuyên biệt, nợ xấu…), đồng thời quy định cụ thể việc tính vốn cho rủi ro tín dụng đối tác trong các giao dịch của NHTM với các đối tác.

Thông qua việc xác định rõ các rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, các NHTM có cơ sở để nâng cao năng lực quản trị rủi ro, có các biện pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp để sử dụng hiệu quả vốn tự có trong các hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, về việc phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin của các NHTM: Khác với Thông tư 36, Thông tư 41 yêu cầu các NHTM tính tỷ lệ an toàn vốn chi tiết đến từng đối tượng khách hàng, sản phẩm, hoạt động kinh doanh và nhiều loại rủi ro khác nhau. Do đó, các NHTM cần có một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại để tính vốn kịp thời, chính xác theo quy định tại Thông tư 41, đáp ứng yêu cầu về quản trị, điều hành cũng như yêu cầu về thanh tra, giám sát của NHNN.

Theo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN), với việc áp dụng Thông tư 41 sẽ tăng cường tính minh bạch hoạt động kinh doanh của các NHTM, giám sát của các nhà đầu tư, đối tác, người gửi tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM hoạt động lành mạnh trong việc huy động vốn, nâng cao năng lực tài chính. Theo yêu cầu của chuẩn mực vốn Basel II, Thông tư 41 có quy định về việc công bố công khai thông tin về tỷ lệ an toàn vốn, trạng thái rủi ro, các chính sách quản lý rủi ro... để nâng cao kỷ luật thị trường. Điều này sẽ giúp các lực lượng thị trường (các nhà đầu tư, đối tác, người gửi tiền, người có lợi ích liên quan…) có điều kiện để giám sát NHTM, đồng thời tạo điều kiện các NHTM đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn, có chính sách quản lý rủi ro phù hợp, hoạt động lành mạnh sẽ huy động vốn với chi phí thấp, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vốn, từ đó nâng cao năng lực tài chính để hoạt động.

Việc tuân thủ quy định tại Thông tư 41 tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận thị trường quốc tế. Basel II là chuẩn mực quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn của các NHTM. Do đó, các NHTM áp dụng Basel II sẽ có điều kiện thuận lợi khi mở rộng hoạt động sang thị trường nước ngoài, đặc biệt đối với các quốc gia quy định tuân thủ Basel II là điều kiện bắt buộc khi gia nhập thị trường. Đồng thờ, áp dụng Basel II là yếu tố tích cực để tổ chức xếp hạng quốc tế nâng hạng mức tín nhiệm, tạo điều kiện cho NHTM tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý từ các thị trường quốc tế.

Thách thức khi thực hiện Thông tư 41

Thứ nhất, về tài chính, mặc dù Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, nhưng  do có thêm rủi ro hoạt động, rủi ro thị thường và thay đổi trong cách xác định với rủi ro tín dụng như đã nêu trên, NHTM cần duy trì vốn tự có sẽ cao hơn so với Thông tư 36. Do đó, có thể một số NHTM chưa đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41 và các NHTM này sẽ gặp thách thức tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính. Về vấn đề này, Thông tư 41 quy định hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2020 sẽ tạo điều kiện cho NHTM trên có thời gian xây dựng, thực hiện kế hoạch tăng vốn, điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp để thực hiện khi Thông tư 41 có hiệu lực.

Bên cạnh nhu cầu tăng vốn tự có, các NHTM cần phải có nguồn tài chính để đầu tư, nâng cấp cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực khi triển khai thực hiện Thông tư 41. Tuy nhiên, NHTM có thể phân bổ dần chi phí tài chính này từ nay đến ngày Thông tư 41 có hiệu lực (01/01/2020) Thực tế, thời gian quan nhiều NHTM đã hoàn thành các dự án về cơ cở hạ tầng cho việc thực hiện Basel II. Do đó, chi phí tài chính cho nhu cầu này không phải là thách thức quá lớn đối với các NHTM trong thời gian tới.

Thứ hai, thách thức về quản trị, điều hành. Khác với Basel I, Basel II không chỉ quy định về tỷ lệ an toàn vốn mà còn đưa ra các yêu cầu về quản lý rủi ro, quản trị điều hành, quản lý vốn. Do đó, việc thực hiện Thông tư 41 cũng như các văn bản của NHNN ban hành trong thời gian tới để hướng dẫn thực hiện Basel II đòi hỏi các NHTM cần thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, tăng cường đáng kể năng lực quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ chế quản trị, điều hành do trình độ quản trị điều hành hiện nay của các NHTM còn nhiều hạn chế so với Basel II.

Thứ ba, thách thức về cơ sở pháp lý liên quan (Chuẩn mực kế toán, quy định về tài sản bảo đảm…): Theo yêu cầu của Basel II, Thông tư 41 quy định việc tính toán vốn theo giá trị thị trường. Tuy nhiên, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, các quy định liên quan đến tài sản bảo đảm (nhất là tài sản bảo đảm phi tài chính) chưa hỗ trợ cho việc xác định giá trị thị trường khi tính toán tỷ lệ an toàn vốn. Do đó, việc triển khai thực hiện Thông tư 41 sẽ thuận lợi hơn khi các Chuẩn mực kế toán Việt Nam được sửa đổi phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế và các quy định về tài sản bảo đảm được hoàn thiện, tạo lập được các thị trường chính thức để có thể xác định được theo giá trị thị trường.

Việc giảm hệ số CAR 8% phải chờ 03 năm nữa

Theo yêu cầu của Basel II, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Do đó, Thông tư 41 quy định tỷ lệ này ở mức 8% là hoàn toàn phù hợp với Basel II. Điều này không có nghĩa là điều chỉnh giảm tỷ lệ an toàn vốn từ 9% (quy định tại Thông tư 36) xuống 8% vì cách tính tỷ lệ an toàn vốn của Thông tư 36 có nhiều khác biệt so với Thông tư 41 như đã nêu ở trên.

Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động trong quá trình xây dựng Thông tư 41, khả năng thực tế của NHTM và định hướng tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020: “Đến năm 2020, cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên)”, Thông tư đã quy định thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2020, trường hợp các ngân hàng có khả năng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn trước thời hạn này có thể gửi văn bản để áp dụng trước. Quy định này đã cho phép các NHTM có đủ thời gian chuẩn bị về tài chính, cơ sở hạ tầng ... để thực hiện Thông tư 41, đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM đã sẵn sàng, đủ điều kiện được sớm triển khai áp dụng Basel II.

Các tin khác

Lãi suất huy động khó giảm thêm
Lãi suất huy động khó giảm thêm

Những tháng gần đây, mặc dù mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm nhẹ nhưng lượng tiền gửi của...

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng: Hướng đến khung pháp lý đồng bộ, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng: Hướng đến khung pháp lý đồng bộ, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD dự kiến được báo cáo Quốc hội...

Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một trong những nhiệm vụ quan trọng,...

Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 1938/QĐ-NHNN về Kế hoạch...

Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025

Chính phủ cho phép thử nghiệm có kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ fintech trong lĩnh vực ngân hàng từ ngày 1/7/2025. Thời gian thử nghiệm tối đa là 2 năm, không được thử nghiệm ở nước ngoài.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?
  • Quan điểm, định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi
  • Tập trung nguồn lực triển khai sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn mới
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ sinh hoạt chuyên đề kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về BHTG - tín hiệu tích cực cho thị trường tài chính tín dụng
  • Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính
  • Lãi suất huy động khó giảm thêm
  • Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng: Hướng đến khung pháp lý đồng bộ, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu
  • Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ