IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2016-2017
Trong báo cáo công bố ngày 19/7 về triển vọng kinh tế thế giới, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 xuống còn 3,1% so với mức dự báo 3,2% vào tháng 4 và giảm 0,7% so với mức dự báo đầu tiên vào tháng 7/2015. Đồng thời, IMF cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2017 giảm từ 3,5% (tháng 4) xuống còn 3,4%. Theo ông Maury Obstfeld, trước khi có sự kiện Brexit, thậm chí đến ngày 22/6, IMF đã chuẩn bị nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2016-2017 lên 0,1% do kinh tế toàn cầu có những dấu hiệu tăng trưởng đầy hứa hẹn, nhưng tất cả đã thay đổi vì Brexit.
IMF đánh giá Brexit sẽ "làm gián đoạn và suy giảm các dòng chảy tài chính và thương mại song phương", thu hẹp lợi ích có được từ việc hội nhập và hợp tác kinh tế như những gì các nền kinh tế đạt được như hiện nay. |
Các nền kinh tế phát triển lớn gồm Mỹ, Canada, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Anh, và Nhật Bản cũng bị IMF hạ triển vọng tăng trưởng từ 0,1-0,2% so với báo cáo trước đó vào tháng 4. Theo báo cáo được IMF công bố, Anh sẽ là quốc gia chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất trong số các nền kinh tế phát triển với dự báo tăng trưởng ở Anh năm 2017 chỉ còn 1,3% (giảm mạnh 0,9%), thậm chí dự báo cho năm 2016 cũng giảm từ 1,7% (vào tháng 4) xuống còn 1,5%. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng của Trung Quốc cho năm 2016 (tăng 0,1%) ở mức 6,6% và năm 2017 duy trì ở mức 6,2%. Việc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU) không ảnh hưởng nhiều đến Trung Quốc do thương mại và tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hạn chế nối kết với Anh. Tuy nhiên, diễn biến kinh tế tại EU sẽ tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Đối với các nước đang phát triển và mới nổi khác và đặc biệt là khu vực ASEAN-5[1], IMF không điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP so với hồi tháng 4. Tuy nhiên, một số nước sẽ phải đối mặt với tình hình khó khăn hơn, nhất là tại Nigeria, Cộng hòa Nam Phi, Angola, Gabon, và các nước thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, IMF cũng nhấn mạnh rằng nếu sự bất ổn của thị trường tài chính kéo dài và những quan ngại về rủi ro toàn cầu gia tăng có thể sẽ gây ra những hậu quả kinh tế vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm cả việc gia tăng các vấn nạn trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là ở hệ thống ngân hàng Châu Âu và ở các nền kinh tế dễ bị tổn thương. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng về biên giới, chính trị và chủ nghĩa khủng bố cũng đang ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng của một số nền kinh tế, nhất là ở khu vực Trung Đông.
Hai “kịch bản” tiêu cực có thể xảy ra
Về tình hình kinh tế hậu Brexit, IMF cho rằng những ảnh hưởng thực sự của Brexit sẽ diễn ra từ từ qua thời gian. Bên cạnh các yếu tố bất ổn kinh tế và chính trị, tình hình này chỉ có thể được giải quyết sau một thời gian dài. Tình trạng bất ổn gia tăng có thể sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tài chính trước các cú sốc tiêu cực. Theo IMF, mặc dù nước Anh sẽ chịu ảnh hưởng của Brexit lớn nhất nhưng để thực hiện một cuộc đánh giá đầy đủ về những tác động này vẫn chưa có đủ thông tin.
Trước tình hình đó, IMF đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong cả hai kịch bản này, kinh tế toàn cầu dự báo chỉ tăng dưới 3% trong năm 2016 và 2017 nhưng kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới còn phụ thuộc vào việc liệu Anh thiết lập lại quan hệ thương mại với EU và các nước khác trên thế giới khó dễ ra sao.
Trong kịch bản thứ nhất, IMF dự đoán tình hình tài chính thế giới cho tới giữa năm 2017 sẽ ngày càng khó khăn và lòng tin của người tiêu dùng tiếp tục giảm. Một phần dịch vụ tài chính sẽ chuyển dần từ Anh sang EU, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 và 2017.
Theo kịch bản thứ hai, Brexit sẽ gây tác động trầm trọng hơn, nhất là áp lực về tài chính tại châu Âu, tình hình tài chính khó khăn hơn so với kịch bản thứ nhất. Các cuộc đàm phán về thương mại giữa Anh và EU có thể gặp khó khăn và phải bắt đầu thực hiện lại từ các tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong bối cảnh đó, kinh tế toàn cầu năm 2017 sẽ ảm đạm hơn, nhất là tại các nước phát triển. Đồng thời IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu ở mức 2,8% trong năm nay và năm tới.
Tuy nhiên, IMF cũng nhận định rằng không nên quá lo lắng về những kịch bản này vì thị trường tài chính được kiểm chứng đã có sức chịu đựng tốt trong những tuần ngay sau cuộc trưng cầu dân ý, tự điều chỉnh lại giá cả một cách có trật tự.
Brexit đối với ASEAN – Việt Nam
Tháng 4/2016, IMF dự báo các nước trong khối ASEAN-5 có mức tăng trưởng ở mức 4,8% năm 2016 và 5,1% trong năm 2017. Mức dự báo này không bị điều chỉnh so với các báo cáo đưa ra sau sự kiện Brexit. Cũng theo dự báo tăng trưởng kinh tế của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), mức tăng trưởng kinh tế ở khu vực ASEAN cũng được giữ nguyên ở các mức tương ứng 4,5% trong năm nay và mức 4,8% vào năm 2017 do khu vực này được đánh giá là kinh tế ổn định trong nửa đầu năm 2016. Theo Shang-Jin Wei, nhà kinh tế trưởng của ADB, mặc dù Brexit đã ảnh hưởng đến đồng tiền và các thị trường chứng khoán của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, nhưng trong ngắn hạn tác động của nó dự kiến sẽ không lớn.
Đối với Việt Nam, trong báo cáo với tiêu đề Viễn cảnh kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương công bố hồi tháng 5/2016, IMF đã đưa ra dự đoán Việt Nam sẽ đứng đầu danh sách các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực ASEAN, với mức tăng trưởng dự kiến là 6,3% trong năm 2016, giảm nhẹ so với mức 6,7% trong năm 2015. Dự kiến năm 2017, tốc độ tăng trưởng sẽ tăng lên khoảng 6,25%, nhờ tác động tích cực của các hiệp định thương mại vừa được ký kết. Nhận định của IMF cũng khá phù hợp với nhận định được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra vào giữa tháng 4/2016. Theo bản báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương (EAP) của World Bank, Việt Nam và Philippines sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tế trong năm 2016, với mức tăng trưởng hơn 6%.
Mặc dù tác động rộng lớn của Brexit vẫn còn là ẩn số đối với khu vực ASEAN và Việt Nam, nhưng trước triển vọng tăng trưởng ảm đạm của thế giới và các nước công nghiệp phát triển, các nhà hoạch định chính sách vẫn cần tiếp tục cảnh giác và chuẩn bị để đối phó với những cú sốc bên ngoài nhằm đảm bảo duy trì đà tăng trưởng của khu vực.
Biểu 1. Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới 2016-2017
|
Dự đoán |
Khác biệt với tháng tư năm 2016(1) |
||
|
2016 |
2017 |
2016 |
2017 |
Cả thế giới (2) |
3.1 |
3.4 |
-0.1 |
-0.1 |
Các nước phát triển |
1.8 |
1.8 |
-0.1 |
-0.2 |
Mỹ |
2.2 |
2.5 |
-0.2 |
0.0 |
Khu vực Euro |
1.6 |
1.4 |
0.1 |
-0.2 |
· Đức |
1.6 |
1.2 |
0.1 |
-0.4 |
· Pháp |
1.5 |
1.2 |
0.4 |
-0.1 |
· Ý |
0.9 |
1.0 |
-0.1 |
-0.1 |
Tây Ban Nha |
2.6 |
2.1 |
0.0 |
-0.2 |
Nhật |
0.3 |
0.1 |
-0.2 |
0.2 |
Vương quốc Anh |
1.7 |
1.3 |
-0.2 |
-0.9 |
Canada |
1.4 |
2.1 |
-0.1 |
0.2 |
Các nền kinh tế phát triển khác (3) |
2.0 |
2.3 |
-0.1 |
-0.1 |
4.1 |
4.6 |
0.0 |
0.0 |
|
Cộng đồng các quốc gia độc lập |
-0.6 |
1.5 |
0.5 |
0.2 |
· Nga |
-1.2 |
1.0 |
0.6 |
0.2 |
· Trừ Nga |
1.0 |
2.5 |
0.1 |
0.2 |
Quốc gia mới nổi và đang phát triển ở châu Á |
6.4 |
6.3 |
0.0 |
0.0 |
· Trung Quốc |
6.6 |
6.2 |
0.1 |
0.0 |
· Ấn độ (4) |
7.4 |
7.4 |
-0.1 |
-0.1 |
· ASEAN-5 (5) |
4.8 |
5.1 |
0.0 |
0.0 |
Quốc gia mới nổi và đang phát triển ở châu Âu |
3.5 |
3.2 |
0.0 |
-0.1 |
Các quốc gia Nam Mỹ |
-0.4 |
1.6 |
0.1 |
0.1 |
· Brazil |
-3.3 |
0.5 |
0.5 |
0.5 |
· Mexico |
2.5 |
2.6 |
0.1 |
0.0 |
Trung Á, Bắc Phi, Afghanistan và Pakistan |
3.4 |
3.3 |
0.3 |
-0.2 |
Ả rập Saudi |
1.2 |
2.0 |
0.0 |
0.1 |
Khu vực Sahara |
1.6 |
3.3 |
-1.4 |
-0.7 |
· Nigeria |
-1.8 |
1.1 |
-4.1 |
-2.4 |
· Nam Phi |
0.1 |
1.0 |
-0.5 |
-0.2 |
Nước đang phát triển có thu nhập thấp |
3.8 |
5.1 |
-0.9 |
-0.4 |
Tăng trưởng thế giới dựa trên tỷ giá thị trường hối đoái |
2.5 |
2.8 |
0.0 |
-0.1 |
2.7 |
3.9 |
-0.4 |
0.1 |
|
· Những nền kinh tế phát triển |
2.6 |
3.9 |
-0.4 |
0.1 |
· Thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển |
2.9 |
3.9 |
-0.5 |
0.1 |
Giá hàng hóa (đô la Mỹ) |
|
|
|
|
· Dầu (7) |
-15.5 |
16.4 |
16.1 |
-1.5 |
· Nhiên liệu khác (trung bình dựa trên trọng lượng xuất khẩu hàng hóa thế giới) |
-3.8 |
-0.6 |
5.6 |
0.1 |
Giá tiêu dùng |
|
|
|
|
· Những nền kinh tế phát triển |
0.7 |
1.6 |
0.0 |
0.1 |
· Thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển (8) |
4.6 |
4.4 |
0.1 |
0.2 |
Tỷ lệ phí liên ngân hàng London |
|
|
|
|
· Tiền gửi bằng Đôla (sáu tháng) |
0.9 |
1.2 |
0.0 |
-0.3 |
· Tiền gửi bằng đồng Euro (ba tháng) |
-0.3 |
-0.4 |
0.0 |
0.0 |
· Tiền gửi bằng Yên ( sáu tháng) |
0.0 |
-0.2 |
0.1 |
0.1 |
Nguồn: IMF, World economic outlook update, Tháng 7/2016
Ghi chú: Tỷ giá thực giả định là không đổi ở mức được giao dịch phổ biến từ 24/6 đến 28/6/2016. Những nền kinh tế này được liệt vào nền tảng của quy mô kinh tế. Các dữ liệu hàng quý được điều chỉnh theo mùa vụ.
1/.Sự khác biệt dựa trên các số liệu đã được làm tròn cho cả hiện tại và vào tháng 4/2016, dự báo của World economic outlook (WEO)
2/. Gồm việc tính dự toán hàng quý của các nước và các dự báo chiếm khoảng 90% GDP thế giới trong sức mua tương đương.
3/. Ngoại trừ G7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Mỹ) và các nước khu vực châu Âu.
4/. Dữ liệu và dự báo được trình bày trên cơ sở năm tài chính và GDP từ năm 2011 trở đi được dựa trên GDP theo giá thị trường với FY2011/12 là một năm cơ sở.
5/. Indonesia, Malaysia, Phillipines, Thái Lan, Việt Nam.
6/. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khổi lượng xuất khẩu và nhập khẩu (hàng hóa và dịch vụ).
7/. Mức giá bình quân dầu Brent và dầu WTI tại Anh. Mức giá bình quân của một thùng dầu mỏ tính bằng đô la Mỹ là $50.79 trong năm 2015, giá giả định dựa trên thị trường tương lai (28/6/2016) là $42.9 trong năm 2016 và $50.0 trong năm 2017.
8/. Ngoại trừ Arghentina và Venezuela.
Tài liệu tham khảo:
1. International Monetary Fund (IMF), World Econmic and Financial Surveys - “Regional Economic Outlook: Asia and Pacific Building on Asia's Strengths during Turbulent Times”, April 2016.
2. International Monetary Fund (IMF), World Economic Outlook (WEO) Update -Uncertainty in the Aftermath of the U.K. Referendumm, July 2016
3 .http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2016/update/02/
[1] ASEAN-5: Indonesia, Malaysia, Phillipines, Thái Lan, Việt Nam.