Theo nguồn tin, Chính phủ Hy Lạp đã quyết định sẽ hoãn thanh toán số nợ 2,5 tỷ Euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 5 và tháng 6 nếu không đạt được thỏa thuận với chủ nợ. Điều này đồng nghĩa với việc Hy Lạp vỡ nợ cấp quốc gia. Hiện Chính phủ Hy Lạp đang ở trong tình trạng gần cạn kiệt quốc khố để trả lương cho công chức và người hưu trí.
“Chúng tôi đã rơi vào cảnh đường cùng… Nếu châu Âu không giải ngân tiền cứu trợ, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài tuyên bố vỡ nợ”, một quan chức Chính phủ Hy Lạp nói.
Hy Lạp vỡ nợ sẽ là một cú sốc chưa từng có tiền lệ đối với liên minh tiền tệ 16 năm tuổi của châu Âu. Mới cách đây 5 năm, Hy Lạp được nhận khoản vay đầu tiên trong hai chương trình cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và IMF dành cho Athens với tổng trị giá lên tới 245 tỷ Euro.
Cảnh báo vỡ nợ của Athens xuất hiện vào thời điểm này cũng có thể là một “chiến thuật” đàm phán nhằm giành được những điều kiện dễ chịu nhất có thể từ phía các chủ nợ. Tuy vậy, cảnh báo này cũng phản ánh thực tế là quốc khố của Hy Lạp đang dần cạn kiệt. Đây cũng là cơ sở để các chính phủ khác ở châu Âu lên kế hoạch cho trường hợp khẩn cấp.
Trong ngắn hạn, việc Hy Lạp vỡ nợ gần như chắc chắn sẽ dẫn tới việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngừng hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng nước này. Khi đó, các nhà băng Hy Lạp có thể sẽ phải đóng cửa hàng loạt, Athens sẽ phải áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn, và bất ổn kinh tế lan rộng như một hệ quả tấn yếu.
Tuyên bố vỡ nợ không đồng nghĩa với việc Hy Lạp bị buộc phải rời khỏi Eurozone ngay tức khắc, nhưng sẽ khiến Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giữ cho Hy Lạp ở trong khối Eurozone.
Duy trì chỗ đứng của Hy Lạp trong Eurozone là một điểm chính trong chiến dịch tranh cử đưa ông Tsipras và đảng cánh tả Syriza của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 1 năm nay.
Đức và các quốc gia Eurozone khác tự tin rằng khu vực đồng tiền chung này đủ mạnh để vượt qua những hệ quả của việc Hy Lạp vỡ nợ. Tuy vậy, một số quan chức thừa nhận rằng, một vụ vỡ nợ của Hy Lạp sẽ đẩy Eurozone rơi vào một tình thế không thể đoán trước.
Hôm qua (13/4), Hy Lạp đã nối lại đàm phán với các chủ nợ về các vấn đề biện pháp tài khóa, mục tiêu ngân sách, và tư nhân hóa các doanh nghiệp. Các chủ nợ cho biết sẽ không giải ngân tiền cứu trợ mà Hy Lạp cần để trả các khoản nợ sắp đáo hạn nếu như Athens không đáp ứng yêu cầu mà họ đưa ra về các vấn đề này.
Chính phủ Hy Lạp đang cố gắng tìm nguồn tiền để trả 2,4 tỷ Euro lương hưu và lương công chức tháng này. Athens cũng phải trả 203 triệu Euro cho IMF vào ngày 1/5 và 770 triệu Euro vào ngày 12/5, chưa kể 1,6 tỷ Euro đáo hạn vào tháng 6.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...