Khi một tổ chức tài chính đổ vỡ, KDIC tiếp nhận, chịu trách nhiệm quản lý tài sản hiện có, thu hồi tài sản còn lại của tổ chức đổ vỡ và các chức năng quản lý khác. Vì thế, KDIC có khả năng cơ cấu lại khoản nợ của người vay đang gặp khó khăn trong việc tất toán và có thiện chí trả nợ.
Trong ba năm qua, số lượng “người vay vốn dễ bị tổn thương” được hưởng lợi từ chương trình là 15.176 người.
Trong đó, Văn phòng Seoul chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tìm kiếm/bố trí việc làm cho những người không đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp. Văn phòng này cũng trả tiền hỗ trợ sinh kế (trợ cấp tìm kiếm việc làm) cho những người có thu nhập thấp và tiềm lực hạn chế.
Ngoài ra, KDIC còn hợp tác với các chính quyền địa phương nhằm giúp tìm kiếm việc làm cho những người phải chăm sóc con nhỏ, thành viên trong gia đình bị ốm đau, khó khăn về tài chính, gặp các vấn đề về sức khỏe và tinh thần v.v.
Biên bản ghi nhớ này nhằm hỗ trợ người vay có các khoản nợ được KDIC cơ cấu lại để nhận các phúc lợi việc làm, từ đó giúp họ có thể tự chủ về tài chính.
Sau lễ ký kết Biên bản ghi nhớ, Phó chủ tịch điều hành KDIC Yoon Chayong cho biết: “Việc hai tổ chức cùng nhau hỗ trợ những người vay vốn gặp khó khăn để họ có được một khởi đầu mới là một việc làm vô cùng nhân văn. Trong tương lai, chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để giúp những đối tượng yếu thế trong xã hội tìm lại sự độc lập về tài chính.”
Cẩm Bình