7 ngân hàng đó là: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).
Đồng thời, Moody cũng xem xét nâng xếp hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) và đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (CRA) của 7 ngân hàng này cùng 2 ngân hàng khác là: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank),
Theo Moody’s, động thái này nhằm phản ánh kỳ vọng của Moody rằng những cải thiện trong hoạt động và môi trường kinh tế của Việt Nam (xếp hạng B1 với triển vọng ổn định) sẽ dẫn đến sự cải thiện trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam được cải thiện trong hồ sơ tín dụng và đặc biệt là chất lượng tài sản và lợi nhuận, đồng thời góp phần vào sự ổn định tương đối về nguồn vốn và tính thanh khoản của các ngân hàng.
Những cải thiện trong hoạt động và môi trường kinh tế đã được thể hiện qua việc Moody’s nâng hạng Hồ vĩ mô của Việt Nam (Macro Proflie) lên mức "yếu" từ "yếu-". Hồ sơ vĩ mô phản ánh những rủi ro liên quan đến hoạt động của các ngân hàng và môi trường kinh tế.
Mặc dù có sự cải thiện, song Moody cho rằng, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn thiếu vốn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng nhanh và các tài sản có vẫn đề vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Moody cho biết sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về xếp hạng của các ngân hàng Việt Nam trong vòng 90 ngày tới.
Xếp hạng tín nhiệm cơ sở và tín nhiệm dài hạn Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank), và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) không bị ảnh hưởng bởi lần xếp hạng này.