FDIC (Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ) cho biết, 3 ngân hàng tại Puerto Rico bị đóng cửa (bao gồm Westernbank Puerto Rico, Eurobank và R-G Premier Bank of Puerto Rico) có tổng tài sản trị giá 20,3 tỷ USD và tổng tiền gửi 14,84 tỷ USD. Westernbank Puerto Rico là ngân hàng lớn nhất bị FDIC đóng cửa từ đầu năm tới nay với tài sản trị giá 11,9 tỷ USD và tổng vốn vay trị giá 8,8 tỷ USD. Đây là sự sụp đổ lớn nhất trong ngành ngân hàng của Puerto Rico trong hơn hai thập kỷ qua và cũng là một trong những giải pháp mạnh nhất mà FDIC quyết định đối với các ngân hàng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ cuối năm 2007. FDIC tiếp quản cả 3 ngân hàng nói trên và có thể phải chi trả tiền gửi được bảo hiểm lên tới 5,28 tỷ USD. Cũng trong ngày 30/4, các cơ quan chức năng của Mỹ đóng cửa ngân hàng Champion Bank (có giá trị tài sản 153 triệu USD) và ngân hàng BC National Banks (55 triệu USD) có trụ sở chính tại bang Missouri. FDIC cũng tiếp quản ngân hàng Everett tại bang Washington với tài sản trị giá 3,13 tỷ USD và tiền gửi 1,37 tỷ USD, ngân hàng CF Bancorp tại bang Michigan với tài sản trị giá 1,43 tỷ USD và tiền gửi 870 triệu USD. Trước đó, vào ngày 23/4, 7 ngân hàng có trụ sở tại bang Ilinoi (Illinois) của Mỹ cũng đã bị đóng cửa, làm cho quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang bị giảm 970 triệu USD. Trong số này, Amcore Bank là ngân hàng lớn nhất, có 58 chi nhánh hoạt động trên toàn nước Mỹ, tài sản trị giá 3,8 tỷ USD và tiền gửi của khách hàng 3,4 tỷ USD. Sáu ngân hàng khác bị đóng cửa cùng ngày với Amcore Bank là ngân hàng New Century Bank, Citizens Bank & Trust, Lincoln Park Savings Bank, Peotone Bank & Trust Co., Wheatland Bank và Wheaton Bank & Trust. Trị giá tài sản và tiền gửi của 6 ngân hàng này đều dưới 500 triệu USD.
Với 64 ngân hàng đổ vỡ trong 4 tháng đầu năm 2010, FDIC sẽ phải chi gần 9,5 tỷ USD. Năm ngoái là năm có số ngân hàng sập tiệm cao nhất (140) tính từ cuộc khủng hoảng tiền tiết kiệm và tiền vay năm 1992. Số tiền bảo hiểm mà FDIC trả cho 140 ngân hàng đổ vỡ đã lên tới hơn 30 tỷ USD. Theo các cơ quan chức năng, số ngân hàng bị đóng cửa trong năm nay sẽ nhiều hơn năm ngoái và FDIC có thể phải thanh toán khoảng 100 tỷ USD tiền bảo hiểm do các ngân hàng đổ vỡ trong 4 năm, từ 2010 đến hết 2013.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...