Tính đến hết tháng 6/2010, cả nước có 1.046 QTDNDCS, hoạt động trên 56 tỉnh, thành phố. Tổng nguồn vốn hoạt động là 25.308 tỷ đồng (bình quân 24,194 tỷ đồng/quỹ), trong đó vốn điều lệ 1.150 tỷ đồng (bình quân 1,1 tỷ đồng/quỹ), nguồn vốn huy động 22.864 tỷ đồng (bình quân 21,858 tỷ đồng/quỹ); tổng dư nợ cho vay là 21.490 tỷ đồng (bình quân 20,545 tỷ đồng/quỹ). Trong đó, nợ xấu là 133,2 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,62% so tổng dư nợ); kết quả kinh doanh có 952/1046 QTDNDCS có thu nhập lớn hơn chi phí với số tiền 175, 6 tỷ đồng, 94 quỹ bị lỗ với số tiền 10,5 tỷ đồng.
Nếu so sánh số liệu này với năm 1994 - một năm sau khi QTD được thí điểm thành lập thì thấy rằng hệ thống QTD đã có một sự phát triển vượt bậc, với tổng nguồn vốn hoạt động tăng 294 lần, vốn điều lệ tăng 105 lần, vốn huy động tăng 366 lần, dư nợ cho vay tăng 295 lần và kết quả kinh doanh cũng tăng gấp 56 lần. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của hệ thống QTD cũng còn một số tồn tại, hạn chế như:
i) Hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của hệ thống QTD so với các TCTD khác còn rất hạn chế. Mặc dù so với khi mới ra đời, hệ thống QTD đã có bước phát triển vượt bậc, nhưng so với yêu cầu đặt ra thì hệ thống QTD hiện nay vẫn còn ở vị thế hết sức khiêm tốn, quy mô hoạt động còn nhỏ, năng lực tài chính còn rất hạn chế, trình độ cán bộ còn yếu kém, nội dung hoạt động còn đơn điệu, môi trường hoạt động là nông nghiệp, nông thôn chứa đựng nhiều rủi ro nhất so với các TCTD khác. Vì vậy điều kiện để duy trì tốc độ phát triển bền vững cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các loại hình TCTD khác là rất khó khăn
ii) Khả năng tự đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTD còn yếu, điều này được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như vốn tự có thấp dẫn đến một số QTD chưa đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; nhiều QTD chất lượng tín dụng chưa cao, do chưa làm tốt công tác thẩm định khi cho vay và kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay; lợi nhuận của nhiều QTD tăng trưởng thấp và chưa thực sự bền vững và việc đảm bảo khả năng thanh khoản của các QTD cũng là vấn đề yếu kém, đáng lo ngại;
iii) Bộ máy kiểm soát nội bộ của QTD hoạt động yếu kém, tại nhiều QTD bộ máy này hầu như chưa phát huy được vai trò thay mặt thành viên giám sát hoạt động của QTD, vì vậy hiệu quả giám sát an toàn trong hoạt động của hệ thống QTD chưa cao;
iv) Trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin của QTD chưa phát triển, việc ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động của QTD còn hạn chế, điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác phục vụ cho công tác quản lý điều hành của chính bản thân QTD và việc kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Để hệ thống QTDNDCS ngày càng phát triển vững mạnh, hoạt động an toàn trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động phức tạp và sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các TCTD như hiện nay, thiết nghĩ một số vấn đề sau cần được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết, đó là:
- Để đảm bảo cho các QTDNDCS thực sự trở thành TCTD hợp tác, hoạt động vì mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, đề nghị xem xét sửa đổi quy định hiện hành về giới hạn góp vốn của một thành viên. Theo đó, cần giảm mức tối đa hiện nay là 30% xuống mức tối đa không quá 10% tổng vốn điều lệ của QTDNDCS. Thực hiện điều này sẽ góp phần hạn chế tình trạng một số người góp vốn lớn chi phối hoạt đông của QTD theo hướng kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, xa rời mục tiêu tương trợ thành viên, vì vậy rất dễ xảy ra rủi ro như thực tế thời gian qua đã chứng minh.
- Xem xét cho các QTD được mở rộng nội dung nghiệp vụ, phạm vi hoạt động và đa dạng hóa khách hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phân tán bớt rủi ro. Để giải quyết vấn đề này, trước hết đề nghị NHNN cho phép các QTDNDCS có quy mô lớn và đội ngũ cán bộ có trình độ, thành thạo nghiệp vụ được thí điểm mở rộng một số nội dung nghiệp vụ ngân hàng khác ngoài hoạt động tín dụng. Vì các QTD hiện nay vẫn chỉ thực hiện một loại hình nghiệp vụ là tín dụng, lại hoạt động ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn và cho vay thành viên trong địa bàn nhỏ hẹp, chứa đựng nhiều rủi ro hơn các loại hình TCTD khác, do đó để tồn tại, phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh thì các QTD cần được mở rộng nội dung nghiệp vụ, phạm vi hoạt động. Đồng thời, đề nghị xem xét, cho phép các QTD được cho vay ngoài thành viên theo một tỷ lệ quy định thay vì quy định không được cho vay ngoài thành viên trừ hộ nghèo trong địa bàn để các QTD có điều kiện đa dạng hóa khách hàng, phân tán bớt rủi ro.
- Đề nghị xem xét lại quy định cấm các QTDNDCS cho vay và gửi vốn lẫn nhau, vì quy định này chỉ phù hợp trong giai đoan củng cố, chấn chỉnh. Đến nay điều này không phù hợp với sự phát triển của các QTD cũng như thông lệ quốc tế. Việc cấm này vô hình chung đã trói chặt các QTD không thể hỗ trợ nhau một cách trực tiếp, đảm bảo xử lý nhanh các nghiệp vụ tương trợ, vì vậy cần sửa lại quy định này theo hướng cho các QTD cơ sở được gửi vốn và vay vốn lẫn nhau một cách trực tiếp và phù hợp với các thỏa thuận về liên kết hệ thống.
- Đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của hệ thống QTDNDCS bằng việc soạn thảo Luật dành riêng cho hệ thống QTD. Điều này xuất phát từ chỗ, hiện nay hệ thống QTD được điều chỉnh bởi nhiều Luật, với 2 Luật cơ bản là Luật Hợp tác xã và Luật Các TCTD, tuy nhiên nhiều nội dung Luật còn chung chung, mâu thuẫn với nhau, khi thực hiện phải có sự vận dụng cho phù hợp bằng việc ban hành các văn bản dưới luật, làm cho hiệu lực của luật không cao. Đồng thời, do QTD có đặc thù riêng so với các hợp tác xã thông thường, vì vậy cần thiết phải ban hành Luật riêng cho các TCTD hợp tác hoặc QTD.
- Đề nghị thay đổi và nâng cao điều kiện để được thành lập QTDNDCS mới, với mức quy định vốn pháp định 100 triệu đồng hiện nay là quá thấp, nên chăng Chính phủ sửa đổi Nghị định 141/2006/NĐ-CP để quy định lại mức vốn pháp định của QTDNDCS theo hướng nâng lên.
Các tin khác
Chi nhánh BHTGVN Khu vực Đông Bắc Bộ hoàn thành vượt kế hoạch tuyên truyền tại đại hội thành viên QTDND
Đến nay, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) Khu vực Đông Bắc Bộ (Chi nhánh) đã...
Chi bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Ngày 21 và 22/4/2025, tại thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), Chi bộ Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bảo hiểm tiền gửi trong kỷ nguyên AI - Cơ hội, thách thức và tương lai
Sáng 18/4/2025, tại Hà Nội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tổ chức tọa đàm "Bảo hiểm tiền gửi trong kỷ nguyên AI - Cơ hội, thách thức và tương lai".
Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sáng ngày 16/4/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Khoá đào tạo kỹ năng dành cho cán bộ làm công tác tuyên truyền Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Từ ngày 9 đến 11/4/2025, tại Hải Phòng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã tổ chức khoá đào tạo kỹ năng tuyên truyền cho gần 50 cán bộ phòng Thông tin tuyên truyền tại Trụ sở chính BHTGVN và các chi nhánh BHTGVN.