Cảnh báo về giới hạn nợ trần của ông Byres bắt nguồn từ việc các nhà quản lý đang hối thúc việc đơn giản hóa quy tắc vốn ngân hàng trên cơ sở tỷ lệ đòn bẩy. Thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ (FDIC) – ông Thomas Hoenig - tháng vừa qua đã kêu gọi việc loại bỏ các quy định vốn của Basel vì lợi ích của trần nợ. Cũng trùng quan điểm đó, ông Andy Haldane – Giám đốc điều hành về ổn định tài chính tại Ngân hàng Trung ương Anh cho rằng các quy tắc Basel có thể quá phức tạp để hoạt động hiệu quả.
Việc áp dụng tỷ lệ đòn bẩy buộc các ngân hàng phải duy trì mức vốn tối thiểu trên tài sản, với yêu cầu về vốn được tính bằng phần trăm tổng giá trị tài sản. Đây cũng là một trở ngại đối với ngân hàng trong hoạt động quản lý tài chính thông qua các khoản nợ.
Năm 2010, Ủy ban Basel đã tiến hành điều chỉnh một số quy định, trong đó có tỷ lệ đòn bẩy và quy tắc vốn ngân hàng, yêu cầu bên cho vay phải xác định được mức độ rủi ro của tài sản họ nắm giữ. Theo ông Byres, nếu chỉ dựa trên tỷ lệ đòn bẩy thì rủi ro ngân hàng sẽ gia tăng chứ không hề suy giảm, đồng thời các ngân hàng sẽ phải loay hoay để tìm ra biện pháp xử lý phù hợp.