Theo đó, các ngân hàng tại Châu Âu nên quân tâm đầy đủ hơn với nền tảng vốn. Bà Bair cho rằng Châu Âu nên đối mặt với hạn mức tín dụng và yêu cầu các ngân hàng giữ vốn nhiều hơn cũng như nâng cao chất lượng vốn nhằm cách ly kinh tế toàn cầu từ bất ổn tài chính.
Những rắc rối nợ công vừa qua tại Hy Lạp đã nổ ra khủng hoảng nợ ở Châu Âu là đề tài nóng bỏng giữa các quan chức kinh tế Mỹ và Trung Quốc. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy F. Geithner và Phó Thủ tướng Trung Quốc - Vương Kỳ Sơn, rằng kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng từ những khó khăn của Châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy F.Geithner thì đó sẽ chỉ là một tác động nhỏ trong khi theo Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn thì nó sẽ châm ngòi cho một chuỗi những phản ứng dây chuyền.
Các quan chức Châu âu cho rằng “ cần làm cho rõ ràng đối với thị trường và cộng đồng quốc tế, họ phải có những qui định chặt chẽ để hướng tới việc đảm bảo cơ sở vốn của hệ thống ngân hàng, việc này sẽ giúp cho kinh tế phục hồi cũng như cho kinh tế toàn cầu. Đã có nhiều lo lắng về những việc xảy ra tại Châu âu và phạm vi của nó có thể tác động đến kinh tế Mỹ và Trung Quốc”.
Đề cập đến Công ước Basel III, Bà Bair nói: các nhà quản lý toàn cầu cần tiếp tục phải làm việc với nhau về tiêu chuẩn vốn của các ngân hàng, được gọi là Quy định Basel, vòng đàm phán về các tiêu chuẩn quốc tế đang được bàn thảo (Basel III) là mục tiêu được theo đuổi tích cực.
Bair bác bỏ ý kiến của ngành công nghiệp tài chính lo ngại rằng đề suất của Hoa Kỳ sẽ làm chệch hướng nỗ lực Quy định Basel bằng luật coi vốn pháp lệnh của ngân hàng như là một phần của sửa chữa lớn tài chính đang được thảo luận taị Quốc hội. Thượng viện đã thông qua đề xuất này và được đề xuất bởi Thượng Nghị sĩ Susan Collin, theo đó yêu cầu tổ chức cho vay phải có hơn 250 tỷ tài sản để đáp ứng tiêu chuẩn vốn ít nhất đúng như những gì mà họ đã áp dụng cho những ngân hàng nhỏ.
Phương thức sẽ thiết lập một “thông lệ sàn” cho các ngân hàng lớn mà không cần các phương pháp đặc biệt về quản lý. Bà cho biết các kết quả thực tế có nghĩa tất cả các ngân hàng bất kể qui mô sẽ phải chịu cùng giới hạn tín dụng và ngăn tài sản cho vay của ngân hàng để rủi ro dựa trên tỉ lệ vốn xuống thấp hơn 8% năm.
Với những gì chúng ta bị ảnh hưởng từ khủng hoảng và hy vọng nền kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn, rõ ràng sẽ có những áp lực đối với các ngân hàng để bắt đầu lực đòn bẩy bởi nó sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu (ROE). Với một số qui định vào thời điểm hiện thời để đảm bảo rằng vốn dự trữ duy trì tương đối thường xuyên. Tôi nghĩ đó là một điều tốt, bà Bair cho hay.
Ngoài ra bà Bair cho rằng Quốc hội cần áp đặt cái gọi là “hạn chế bao trùm” vào qui định nhằm tránh lặp lại cuộc khủng hoảng như năm 2008, cái mà theo bà Bair đã làm trầm trọng thêm tình hình là do sự “vô lý” của chính sách khi cho phép các ngân hàng lớn giảm vốn cổ phần của họ dựa trên mô hình rủi ro thực tế ( risk-modeling ). Theo bà Bair cho biết thì FDIC sẽ làm việc cùng Quốc hội để đưa vào luật.