Trong ngày đầu tiên của hội nghị lần thứ 20 của Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á đang diễn ra tại Jakarta (Indonesia), các lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp đã kêu gọi khu vực đẩy mạnh cải cách toàn diện để tăng cường niềm tin vào thị trường tài chính cũng như chuẩn bị cho sự kiện Mỹ nâng lãi suất.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất thế giới, là “chìa khóa” để tăng niềm tin vào các thị trường tài chính Đông Á trong bối cảnh các nước vẫn đang tiếp tục thực hiện cải cách tài chính và đẩy mạnh tự do hóa. “Trung Quốc đã thể hiện khả năng quản lý nền kinh tế xuất sắc trong mấy thập kỷ vừa qua. Họ không chỉ có nhiều công cụ để sử dụng mà còn sử dụng chúng ngày càng hiệu quả", Jose Isidro Camacho – Phó Chủ tịch kiêm CEO khu vực châu Á Thái Bình Dương của ngân hàng Credit Suisse – nhận định.
Các nền kinh tế khác ở châu Á, đặc biệt là những nước có lãnh đạo mới như Indonesia và Ấn Độ, cũng đang thực hiện những cải cách cần thiết để củng cố và tăng niềm tin vào thị trường. “Nga rất quan tâm đến thị trường châu Á”, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết. Nga kỳ vọng trao đổi thương mại với châu Á sẽ tăng gấp đôi trong 5 – 7 năm tới với những thị trường tiềm năng như Việt Nam, Thái Lan và Lào.
Indonesia, với số dân 250 triệu người (60% số này dưới 30 tuổi) cũng là địa điểm rất thích hợp để đầu tư. Đó là đánh giá của Sofyan A. Djalil, Bộ trưởng Kinh tế Indonesia. “Indonesia là thị trường rất tiềm năng. Hơn 30 nhà máy luyện kim đang được xây dựng, khu vực dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ và ngành sản xuất đang tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên thách thức lớn nhất của Indonesia là thiếu hụt cơ sở hạ tầng”, ông nói.
Nguy cơ dòng vốn tháo chạy khỏi các thị trường Đông Á cũng là chủ đề được đưa ra thảo luận. Dự đoán Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất trong năm nay, các nền kinh tế châu Á đang phải đối mặt với kịch bản dòng vốn tháo chạy. “Nói về vấn đề này, các nền kinh tế châu Á đã có một thời gian dài để chuẩn bị”, ông Camacho nhận định. Ông cũng cho rằng châu Á vẫn đang tiếp tục thực hiện nhiều cải cách. “Thị trường tài chính nội địa đã tăng trưởng đến mức có thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Do đó nhiều thị trường ở châu Á đã mạnh hơn đáng kể”.
Đồng tình với nhận định trên, ông John Riady – Giám đốc của tập đoàn Lippo (Indonesia) cho rằng các nền kinh tế châu Á đã thay đổi đáng kể so với năm 1996. “Dự trữ ngoại hối hiện đã cao hơn 4,5 lần so với năm 1996. Châu Á hiện ở trong vị thế tốt hơn rất nhiều để có thể kiểm soát những tác động từ chính sách tiền tệ ở Mỹ”.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...