Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Người gửi tiền nên biết

Củng cố vị thế cho VND

Thứ 5 , 12/07/2018
Mong muốn giảm thêm lãi suất của cộng đồng doanh nghiệp là hoàn toàn chính đáng, song muốn mặt bằng lãi suất giảm thêm, điều kiện tiên quyết vẫn phải là kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Còn trong bối cảnh hiện nay, giữ được lãi suất ổn định đã là một thành công.

Hy vọng mặt bằng lãi suất cho vay có thể giảm thêm ít nhiều sau động thái giảm lãi suất huy động của một số ngân hàng hồi cuối tháng 4, đầu tháng 5 bỗng chốc trở nên xa vời khi lạm phát đột nhiên tăng tốc trong 2 tháng gần đây.

Xét trên giác độ của các ngân hàng thương mại, về lý thuyết muốn giảm lãi suất cho vay để chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp chỉ có 2 phương cách, đó là tiết giảm chi phí hoạt động và giảm giá vốn đầu vào. Thế nhưng hiện tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng đã giảm xuống mức rất thấp nhất sau khi mặt bằng lãi suất cho vay được kéo giảm nhanh hơn lãi suất huy động trong mấy năm gần đây, nên khó có thể kéo giảm thêm. Bởi các ngân hàng cũng phải đảm bảo kinh doanh có lãi mới có thể tồn tại và phát triển được.

Cũng có ý kiến cho rằng, hiện lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm tại các ngân hàng bình quân khoảng 6,7 - 6,8%/năm, có nghĩa vẫn đảm bảo thực dương tới gần 3% nếu lạm phát năm nay được kiểm soát ở mức 4% đúng như mục tiêu đã đề ra. Song điều đó chỉ đúng nếu nhìn ở thời điểm đầu năm, còn tính tới ở thời điểm này nó không còn đúng nữa khi mà lạm phát tính theo năm đã tăng tốc mạnh lên 4,67% trong tháng 6 từ mức 3,86% của tháng 5 và điều đó đã thu hẹp mức thực dương của lãi suất đi khá nhiều. Đó là chưa kể việc lạm phát tăng tốc mạnh trong 2 tháng qua, cộng thêm áp lực lạm phát những tháng cuối năm đã đẩy kỳ vọng lạm phát tăng cao hơn rất nhiều.Điều đó cũng có nghĩa, muốn giảm lãi suất cho vay chỉ còn cách duy nhất là giảm mặt bằng lãi suất huy động. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ là trung gian tài chính, đi vay để cho vay nên phải cân đối hài hòa lợi ích của cả người gửi tiền và khách hàng vay vốn. Hay nói cách khác là các ngân hàng phải đảm bảo lãi suất huy động thực dương ở mức hợp lý so với lạm phát để đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền.

Vì thế nếu tiếp tục giảm lãi suất huy động trong bối cảnh hiện nay rất có thể khiến dòng tiền tiết kiệm đảo chiều, chảy vào các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán… thậm chí có thể “chôn” và vàng hoặc ngoại tệ. Đó chắc chắn không phải là điều mong muốn của các cơ quan quản lý khi mà mục tiêu chống vàng hóa và đôla hóa nền kinh tế vẫn đang tiếp tục được thực thi.

Còn xét trên giác độ của cơ quan quản lý, kiềm chế lạm phát cũng đang là mục tiêu hàng đầu hiện nay. Trước sức ép lạm phát, Chính phủ đã chỉ đạo không tăng giá điện trong năm nay cũng như giữ ổn định các mặt hàng do Nhà nước định giá trong tháng 6. Đồng thời tiếp tục rà soát để đẩy nhanh các mặt hàng có khả năng giảm, quyết liệt triển khai biện pháp bình ổn giá các mặt hàng có xu hướng tăng cao... Trong tình thế đó, không thể đòi hỏi NHNN nới lỏng tiền tệ để kéo giảm mặt bằng lãi suất được. Thậm chí để kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ có thể cần phải được siết chặt hơn.

Đó là chưa kể, NHNN vẫn còn một vấn đề khác phải quan tâm đó là tỷ giá. Hiện tỷ giá đang chịu áp lực khá lớn sau động thái tăng tốc thắt chặt tiền tệ của Fed và nhiều NHTW lớn khác cũng đang phát đi tín hiệu sẽ chấm dứt chu kỳ nới lỏng của mình. Việc tỷ giá trong nước được duy trì khá ổn định trong thời gian vừa qua bất chấp đồng USD biến động mạnh trên thị trường thế giới một phần cũng nhờ chênh lệch lãi suất giữa VND và USD được duy trì ở mức khá cao, đã góp phần nâng cao vị thế cho VND so với USD.

Tuy nhiên, lạm phát tăng cao cũng đã làm lung lay phần nào vị thế của đồng nội tệ. Thế nhưng lãi suất USD hiện đã ở mức 0% nên không thể giảm thấp hơn được nữa. Vì lẽ đó, nếu giảm lãi suất VND sẽ khiến chênh lệch lãi suất VND – USD bị thu hẹp và điều đó có thể làm giảm vị thế của đồng nội tệ, từ đó tạo thêm sức ép đến tỷ giá.

Nói như vậy để thấy, mong muốn giảm thêm lãi suất của cộng đồng doanh nghiệp là hoàn toàn chính đáng, song muốn mặt bằng lãi suất giảm thêm, điều kiện tiên quyết vẫn phải là kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Còn trong bối cảnh hiện nay, giữ được lãi suất ổn định đã là một thành công.

Các tin khác

Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm
Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 5312/NHNN - CSTT về lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội và văn bản số 5313/NHNN-CSTT về lãi suất cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.

Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó có nội dung quy định về hoạt động nhận tiền gửi.

Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội
Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội

Ngành Ngân hàng đang thực hiện nhiều giải pháp để ưu tiên nguồn vốn tín dụng và phối hợp các Bộ, ngành liên quan tháo gỡ những rào cản nhằm giúp người trẻ dưới 35 tuổi đủ điều kiện vay mua nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi kéo dài.

Nhiều điểm tích cực trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025
Nhiều điểm tích cực trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025

Nghị định 156/2025/NĐ-CP: Nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm cho khách hàng vay vốn từ 1/7/2025
Nghị định 156/2025/NĐ-CP: Nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm cho khách hàng vay vốn từ 1/7/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Xây dựng hệ thống tín dụng nhân dân minh bạch, vững mạnh, hiện đại, gắn kết cộng đồng và phát triển bền vững
  • Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm
  • Bình dân học vụ số tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
  • Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội
  • Chính phủ thống nhất sự cần thiết xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi (thay thế)
  • Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
  • Sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi để triển khai nhiệm vụ cho vay đặc biệt của tổ chức bảo hiểm tiền gửi
  • Nhiều điểm tích cực trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025
  • Nâng cao vai trò bảo vệ người gửi tiền của BHTGVN theo nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng tài chính
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ