Ngược lại, giá trị vốn hóa lại suy giảm do sự tăng trưởng tài sản nhanh chóng và trả cổ tức bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn của các ngân hàng cũng giảm nhẹ do sự phụ thuộc của các ngân hàng các khoản nợ nhạy cảm với thị trường tăng - chủ yếu là các khoản vay từ các ngân hàng khác - để tăng nguồn vốn cho vay với các nguồn tài chính ngắn hạn giá rẻ.
“Năm 2018, chúng tôi hy vọng rằng các ngân hàng sẽ tiếp tục cải thiện chất lượng tài sản và lợi nhuận, trong khi giá trị vốn hóa sẽ suy yếu”, Eugene Tarzimanov - Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Tín dụng cao cấp của Moody cho biết.
Rebaca Tan, một nhà phân tích của Moody cũng cho rằng, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng có bộ đệm vốn mạnh hơn và rủi ro tài sản thấp hơn sẽ vượt xa so với các ngân hàng khác.
Phân tích của Moody được đưa ra trong báo cáo vừa công bố với tiêu đề “Các ngân hàng - Việt Nam: Năm 2017 cho thấy sự khác biệt ngày càng tăng trong chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động”, do đồng tác giả là Tarzimanov và Tan.
Về chất lượng tài sản nói riêng, Moody's nói rằng sự cải thiện vào năm 2017 so với năm 2016 đã được hỗ trợ bởi sự phục hồi (chất lượng) tài sản có vấn đề và tài sản ngoại bảng, cũng như tăng trưởng tín dụng.
Đáng chú ý, 4 ngân hàng đã mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) để tự xử lý, và Moody's dự kiến nợ xấu sẽ bị xóa sổ nhiều hơn vào năm 2018.
Moody's cũng đánh giá chất lượng tài sản của các ngân hàng sẽ được cải thiện hơn nữa vào năm 2018, do sự phục hồi (của nền kinh tế), nhưng tăng trưởng tín dụng nhanh có thể che giấu rủi ro tài sản.
Về lợi nhuận, Moody's chỉ ra rằng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của các ngân hàng đã tăng lên 0,9% trong năm 2017 từ mức 0,7% của năm 2016. Khả năng sinh lời sẽ tiếp tục được cải thiện vào năm 2018, nhờ vào những yếu tố tương tự đã thúc đẩy khả năng sinh lợi trong năm trước; đặc biệt là các điều kiện kinh tế vĩ mô mạnh mẽ và tăng trưởng thu nhập lõi.
Về giá trị vốn hóa, tỷ trọng vốn cổ phần hữu hình trên tổng tài sản của các ngân hàng đã giảm xuống 5,5% vào năm 2017 so với mức 5,7% năm 2016, do áp lực giảm của các ngân hàng có vốn nhà nước.
Tuy nhiên, một số ngân hàng, như Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) tăng cường vốn cơ sở của họ thông qua việc bán cổ phần mới.
Moody's dự kiến sẽ có thêm nhiều ngân hàng Việt Nam tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới vào năm 2018. Nhưng mức vốn hóa tổng thể sẽ vẫn chịu áp lực trong 12 tháng tới do tăng trưởng tín dụng và phân phối lợi nhuận.
Moody's giải thích rằng về mặt tài chính, cơ cấu vốn của các ngân hàng yếu đi ở mức vừa phải, được thể hiện qua chỉ số tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động trung bình lên tới 86% vào năm 2017 từ 85% năm 2016. Xu hướng này có thể tiếp tục trong năm 2018, do tăng trưởng tín dụng vẫn còn rất nhanh.