Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Bảo hiểm tiền gửi trong nước

Phổ biến kiến thức tài chính cho người dân vì một hệ thống tài chính an toàn, lành mạnh hơn

Thứ 5 , 12/06/2014
 “Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thế hệ, hơn lúc nào hết, đây là thời điểm cần phải hiểu biết về hệ quả của quyết định tài chính của chính chúng ta”  Tổng thống Mỹ Barack Obama, 3/2014.

 Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trong một thời gian dài đã tạo nên nguồn lực lớn về tài chính trong dân. Người dân nói chung giờ đây đã có “của ăn, của để”, và nhu cầu đầu tư tiền nhàn rỗi vì vậy đã trở nên cấp thiết hơn. Hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng ra đời với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu luân chuyển vốn trong nền kinh tế, là kênh huy động vốn đầu tư hiệu quả và an toàn cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh các kênh tài chính ngân hàng chính thức, xuất hiện các dịch vụ ngân hàng trong bóng tối (shadow banking), thậm chí các dịch vụ trung gian tài chính phi chính thức, phi pháp như “chơi” hụi, tín dụng đen…Sự đổ vỡ quy mô lớn của các dịch vụ trung gian tài chính phi chính thức nói trên trong thời gian qua phần nào thể hiện sự thiếu hiểu biết về tài chính của người dân, cộng thêm tâm lý hám lợi đã bất chấp hoặc không nhận thức đầy đủ những rủi ro mà các hình thức lợi nhuận cao đó đem lại.

Tầm quan trọng của hiểu biết tài chính

Theo định nghĩa của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, 2012), “Hiểu biết tài chính” (financial literacy) được định nghĩa là tổng hợp nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi tài chính cần thiết để có thể đưa ra được các quyết định an toàn và cuối cùng đạt được lợi ích về tài chính. Ngân hàng thế giới (WB, 2012) định nghĩa “hiểu biết tài chính” bao gồm một loạt các khái niệm từ nhận thức và kiến thức tài chính cho tới các kỹ năng, như khả năng tính toán lãi gộp; và năng lực tài chính nói chung bao gồm việc quản lý tiền bạc và lên kế hoạch tài chính. Như vậy, nói nôm na, hiểu biết tài chính là những điều mà một người cần phải biết để có thể quản lý tiền bạc của mình một cách khôn ngoan, trước hết là để an toàn, sau là để sinh ra lợi ích tốt nhất cho bản thân.

Theo Hiệp ước Basel II, “hiểu biết tài chính” là một trong bốn yếu tố cấu thành nên trụ cột số 3 của hệ thống ổn định tài chính[1] - Kỷ luật thị trường. Theo nghĩa rộng nhất, “kỷ luật thị trường” là một cơ chế mà qua đó các thành viên thị trường theo dõi và kỷ luật những hành vi rủi ro quá mức của các ngân hàng/ tổ chức tài chính. Thuật ngữ “kỷ luật thị trường” đang ngày càng phổ biến bởi các nhà hoạch định chính sách có xu hướng đề cao vấn đề này bên cạnh việc xây dựng các khung pháp lý – vốn đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn và thời gian dài mới có thể tác động sâu sắc tới thị trường. Ngoài ra, nhiều khi các vấn đề về cân đối vĩ mô cũng tác động và hạn chế đáng kể những chính sách điều hành, trong khi đó, việc tăng cường kỷ luật thị trường luôn cần thiết và ổn định với mức độ tác động sâu rộng, đem lại lợi ích bền vững cho toàn hệ thống tài chính.

Hiểu biết tài chính giúp các thành viên tham gia thị trường xử lý một cách chính xác những thông tin mà các tổ chức tài chính công bố, từ đó có thể ra những quyết định đúng đắn. Trong trụ cột “kỷ luật thị trường”, các thành viên dùng sự hiểu biết của mình để theo dõi hệ thống tài chính - ngân hàng, cùng với những cơ chế kỷ luật hiệu quả, quản trị nội bộ ngân hàng tốt, cơ chế bắt buộc công bố thông tin đầy đủ và tin cậy sẽ giúp hệ thống tổ chức tài chính hoạt động an toàn, nhà đầu tư hạn chế tối đa rủi ro thua thiệt do thiếu hiểu biết về tài chính.

Kết cấu kỷ luật thị trường

Nguồn: Rethinking Market Discipline in Banking - Lessons from the Financial Crisis, World Bank, 2010.

Triển khai chương trình phổ biến kiến thức tài chính - việc cần làm ngay

Ở nhiều quốc gia, phổ biến kiến thức tài chính được coi là phương thức bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả và là công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho các chính sách điều hành. Vì vậy, phổ biến kiến thức tài chính được xác định là vấn đề quan trọng trong nỗ lực cải cách hệ thống tài chính nói chung. Việc phổ biến kiến thức tài chính tới người dân là việc làm rất cần thiết, được nhiều nước xác định như một chương trình mang tính chiến lược quốc gia. Theo OECD/INFE (2012), một chiến lược quốc gia về phổ biến kiến thức tài chính là một cách tiếp cận phối hợp mang phạm vi toàn quốc gia đối với vấn đề phổ biến kiến thức tài chính bao gồm một khung chương trình được thiết kế phù hợp, trong đó đảm bảo những yếu tố sau:

-         Ghi nhận tầm quan trọng của phổ biến kiến thức tài chính – hợp thức hóa trong các văn bản pháp luật chính thức.

-         Xác định sự hợp tác của các bên liên quan cũng như xác định cơ quan chủ trì hay hội đồng/ cơ quan điều phối.

-         Thiết lập một lộ trình nhằm đạt được mục tiêu cụ thể và xác định trong một khoảng thời gian nhất định.

-         Cung cấp khung hướng dẫn chung áp dụng cho các chương trình phổ biến kiến thức cụ thể nhằm đóng góp hiệu quả và phù hợp cho chiến lược quốc gia.

 Việc phổ biến kiến thức tài chính mang tầm chiến lược quốc gia thường có sự tham gia của các cơ quan khác nhau, bao gồm các cơ quan nhà nước và những tổ chức khác từ khu vực tư nhân, tổ chức phi chính phủ. Các quốc gia có chương trình phổ biến kiến thức tài chính được tổ chức theo các cách khác nhau. Tuy nhiên, luôn cần có một cơ quan chủ trì toàn bộ chương trình. Điều này rất quan trọng bởi nó sẽ là yếu tố đảm bảo sự tham gia phối hợp nhịp nhàng giữa các bên.

Cơ quan chủ trì phải có đầy đủ nguồn lực và quyền hạn để có thể điều phối được các công việc giữa các bên. Cơ quan chủ trì có thể là ngân hàng trung ương (Malaysia, Columbia và Bồ Đào Nha), cơ quan giám sát (Anh, New Zealand), bộ tài chính (Séc, Hà Lan). Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp chính phủ thành lập riêng một Ban chuyên trách (chủ trì) vấn đề phổ biến kiến thức tài chính, bao gồm đại diện từ các cơ quan liên quan, ví dụ ở Canada và Mỹ. Ngoài cơ quan chủ trì, các chương trình mang tầm quốc gia thường có sự tham gia của các cơ quan/ tổ chức khác, có thể là Bộ tài chính, Ngân hàng trung ương và các Cơ quan điều tiết/ giám sát, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp…. Sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc thực hiện chiến lược quốc gia cũng được nhiều nước đề cao bởi sự đóng góp của khu vực này cả về tài chính cũng như chuyên môn. Vì đặc điểm dài hạn của việc phổ biến kiến thức tài chính và sự tham gia của nhiều tổ chức nên chính phủ các quốc gia đặc biệt lưu tâm tới cơ chế quản lý hiệu quả và phối hợp hiệu quả giữa các bên liên quan.  

Hiện trạng chiến lược quốc gia về phổ biến kiến thức tài chính trên thế giới

Chiến lược quốc gia

Số lượng

Tên nước

Những nước đã thực hiện một chiến lược quốc gia hoặc đã phê duyệt chiến lược quốc gia và đang tiến tới thực hiện chiến lược

23

Úc, Brazil, Séc, El Salvador, Estonia, Ghana, Ấn Độ, Ai-len, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Nigeria, Bồ Đào Nha, Nga, Singapore, Slovenia, Nam Phi, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Zambia.

Những nước đã bắt đầu và/ hoặc đang thiết kế chiến lược quốc gia (nhưng chưa thực hiện)

24

Armenia, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Indonesia, Israel, Italia, Kenya, Latvia, Li-băng, Malawi, Ma-rốc, Peru, Ba Lan, Rumani, Serbia, Hàn Quốc, Thụy Điển, Tanzania, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uganda, Uruguay.

Nguồn: OECD, tháng 4/2013

Vấn đề hiểu biết tài chính tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thời gian qua, sự thiếu hiểu biết tài chính đã dẫn tới hai xu hướng tâm lý trái ngược nhau. Thứ nhất, tâm lý lạc quan quá mức thể hiện ở sự ham lợi chấp nhận rủi ro cao mà điển hình là các vụ đổ vỡ tín dụng đen, cán bộ ngân hàng lừa đảo, kinh doanh đa cấp…Thứ hai, tâm lý thận trọng quá mức khiến nguồn tiền nhàn rỗi tồn đọng trong dân dưới hình thức tích trữ vàng, đô-la…khiến vốn không lưu thông cho phát triển kinh tế. Cả hai xu hướng trên đều có hại cho hệ thống tài chính và nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng, những sản phẩm dịch vụ tài chính phức tạp đã xuất hiện khiến ngay cả những người dân ở đô thị cũng gặp khó khăn trong việc sử dụng các dịch vụ này. Chính vì vậy, nhu cầu cấp bách hiện nay tại Việt Nam là nâng cao hiểu biết về tài chính của người dân nói chung và người sử dụng dịch vụ tài chính nói riêng thông qua các chương trình mang tầm phổ biến kiến thức có quy mô rộng lớn toàn quốc gia.

Thực tế tại Việt Nam đã có một số chương trình phổ biến kiến thức tài chính cho người dân nhưng mới chỉ do các tổ chức doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thực hiện ở phạm vi nhỏ lẻ. Đó là các chương trình giáo dục tài chính của HSBC, Citi Foundation, Visa International, Sacombank, Home Credit Vietnam… Nhìn chung, các chương trình giáo dục tài chính do các tổ chức doanh nghiệp tiến hành thường bị giới hạn bởi vấn đề lợi ích doanh nghiệp nên ưu tiên hàng đầu về giáo dục nhận thức phòng ngừa rủi ro còn hạn chế. Nhu cầu của người dân về dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng lớn, tuy nhiên hiểu biết về tài chính lại chưa phát triển tương xứng. Chính vì vậy, việc phổ biến kiến thức cần thực hiện trên phạm vi rộng, với thời gian lâu dài, hiệu quả cao, theo một chiến lược tổng thể quốc gia có sự tham gia của các cơ quan ban ngành và các thành phần tư nhân, phi chính phủ. Điều này sẽ mang lại lợi ích bền vững không chỉ cho ngành tài chính ngân hàng mà còn cho cả nền kinh tế quốc dân.  

Như vậy, xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về phổ biến kiến thức tài chính tại Việt Nam là việc nên làm sớm, tuy nhiên, có thể gặp một số thách thức như chính thức hóa bằng văn bản luật về “Phổ biến kiến thức tài chính”, sự tham gia và phối hợp của các cơ quan liên quan, đánh giá nhu cầu của các đối tượng hưởng lợi từ các chương trình phổ biến kiến thức, và nguồn lực thực hiện các chương trình này.

Với những lợi ích lớn lao mà phổ biến kiến thức tài chính mang lại cho người dân và nền kinh tế, hệ thống tài chính ngân hàng, đi kèm theo đó là những thách thức trước mắt, các cơ quan chủ chốt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam cần có thời gian chuẩn bị kỹ càng mọi nguồn lực, và nếu cần thiết có thể huy động sự hỗ trợ về chuyên môn và tài chính từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và các quốc gia đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về phổ biến kiến thức tài chính để đảm bảo triển khai sớm và hiệu quả các chương trình thực tế tới người dân.

 


[1] Theo Basel II, có 3 trụ cột cấu thành ổn định tài chính: 1) Các yêu cầu về vốn tối thiểu, 2) Cơ chế giám sát, 3) Kỷ luật thị trường

Các tin khác

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam
Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT
NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT

30/4/1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, là lời nhắc nhở sâu sắc đối với...

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đoàn Thái Sơn làm việc với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đoàn Thái Sơn làm việc với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Chiều 22/4/2025, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đoàn Thái Sơn cùng đoàn công tác của NHNN đến thăm và làm việc tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN).

Chi nhánh BHTGVN Khu vực Đông Bắc Bộ hoàn thành vượt kế hoạch tuyên truyền tại đại hội thành viên QTDND
Chi nhánh BHTGVN Khu vực Đông Bắc Bộ hoàn thành vượt kế hoạch tuyên truyền tại đại hội thành viên QTDND

Đến nay, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) Khu vực Đông Bắc Bộ (Chi nhánh) đã...

Chi bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Chi bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 21 và 22/4/2025, tại thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), Chi bộ Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính
  • Lãi suất huy động khó giảm thêm
  • Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng: Hướng đến khung pháp lý đồng bộ, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu
  • Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
  • Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
  • Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN tại TP. HCM: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ