Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Người gửi tiền nên biết

Sinh lời từ tiền vay, nên không?

Thứ 6 , 29/06/2018
Thực tế, chuyện mong muốn dùng “tiền đẻ ra tiền” là tâm lý chung của nhiều người. Nhưng để có thể sinh lời trên khoản vay, người vay phải biết cách tính toán cho “kín kẽ” để không  gặp phải rủi ro...

Chị Phạm Thị Thu Châu cho biết, hai vợ chồng chị kinh doanh quán ăn tại quận 6, TPHCM. Do muốn đầu tư, mở rộng quán ăn hiện có nên chị đã vay 300 triệu đồng tại PVCombank với lãi suất 9% mỗi năm.

Để sinh lời trên khoản vay, phải biết tính toán “kín kẽ”, tránh rủi ro 

Tuy nhiên, bất ngờ chồng chị có quyết định công tác xa nhà một năm, trong khi cửa hàng kinh doanh cũng khó khăn hơn, lượng khách ít đi do không thể cạnh tranh với nhiều quán mới khang trang. Vì thế, chị dự định đóng cửa quán luôn để về xin đi làm trở lại. Với số tiền 300 triệu đã vay kia, chị muốn sử dụng để đầu tư chứng khoán hoặc mua đất vùng ven chờ thời.

Cũng giống như chị Châu, chị Vũ Thị Thảo (TPHCM) vừa rồi vay được 100 triệu đồng với lãi suất 7,5%/năm bằng hình thức thấu chi tại SeABank. Mục đích vay ban đầu của chị Thảo là để sửa chữa, mua sắm một số vật dụng trong nhà nhưng nghĩ đi nghĩ lại, chị quyết định dùng tiền đó làm việc khác. Chị gửi lại một phần tiền vào NH để lấy lãi, phần còn lại chị cho người nhà vay. Chị Thảo tự tin về kế hoạch của mình vì cho rằng, số tiền chị cho người nhà vay dù chỉ một phần nhưng dư để trả tiền lãi vay NH.

Thực tế, chuyện mong muốn dùng “tiền đẻ ra tiền” là tâm lý chung của nhiều người. Nhưng để có thể sinh lời trên khoản vay, người vay phải biết cách tính toán cho “kín kẽ” để không  gặp phải rủi ro.

Cụ thể, theo chia sẻ của một chuyên gia tài chính, đối với người đi vay, tính lãi suất luôn là bài toán khó mà mọi người không thể bỏ qua khi mà ngân hàng đang áp dụng rất nhiều các hình thức tính lãi khác nhau như lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, tính lãi trên dư nợ giảm dần, lãi vay trả góp đều...

Ở trường hợp của chị Thảo, với lãi suất 7,5%/năm, có thể đây là lãi suất ưu đãi trong một vài tháng đầu chứ không phải lãi suất cố định. Chỉ khi nào vay được với lãi suất cố định thì mới giúp chị tránh được rủi ro khi lãi suất thị trường tăng cao.

Hay ở trường hợp của chị Châu, theo một số chuyên gia, món vay của chị được trả lãi hàng tháng và giữ nguyên nợ gốc. Nếu chị Châu vay theo hình thức trả góp, dư nợ giảm dần thì đây lại là bài toán khó đối với người chưa có nguồn thu ổn định và kế hoạch trả nợ lâu dài.

Nhìn chung, đứng về phía NH, với các khoản vay trung hạn và dài hạn, nếu cứ áp dụng một mức lãi suất cố định thì sẽ không đảm bảo được quyền lợi của khách hàng nếu ngân hàng đặt mức lãi suất quá cao, và sẽ khó có thể lường trước những biến động của thị trường. Vì vậy, các ngân hàng thường áp dụng phương pháp tính lãi suất kết hợp cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi để kết hợp được cả điểm mạnh của cả hai cách tính lãi này.

Với việc ngân hàng tính lãi theo phương pháp này, cách tính lãi vay ngân hàng theo tháng có phức tạp hơn một chút. Trong thời gian ưu đãi lãi suất đầu tiên, khoản vay của người vay sẽ được tính theo lãi suất ưu đãi cố định. Với lãi suất thả nổi, khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi khi lãi suất thị trường giảm, nhưng ngược lại cũng sẽ phải chịu rủi ro khi lãi suất thị trường tăng cao.

Ví dụ, khách hàng muốn vay khoản vay 500 triệu trong khoảng 10 năm. Lãi suất ưu đãi cố định ban đầu ngân hàng dành cho người vay là 7%/năm trong 1 năm đầu tiên, sau đó áp dụng mức lãi suất thả nổi trung bình trên thị trường là 9%/năm. Ngày trả lãi ban đầu là ngày 1/7/2018. Thì số tiền lãi mà người vay phải trả và kế hoạch trả nợ cụ thể như sau: Số tiền trả hàng tháng (kỳ đầu): 7.083.334 đồng. Số tiền trả hàng tháng tối đa: 7.541.667 đồng. Tổng tiền phải trả: 717.333.334 đồng. Tổng lãi phải trả: 217.333.334 đồng.

Nói một cách đơn giản, người vay muốn dùng số tiền vay từ NH đi kinh doanh kiếm lời thì trước hết phải tính được lãi suất hàng tháng phải trả bao nhiêu, và biết cách tính lãi suất ở một số gói vay một cách chính xác nhất. Sau đó mới có thể ước tính được nên làm gì với số tiền vay để sinh lời. Thêm nữa, người vay cũng cần cân nhắc những quy tắc vay mà NH đưa ra để tránh những rủi ro có thể về sau.

Các tin khác

Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.

Gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ mobile money đến hết năm 2025
Gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ mobile money đến hết năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 87/NQ-CP về việc gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ - mobile money (Nghị quyết 87). Nghị quyết 87 có hiệu lực từ 15/4/2025

Tiền gửi dân cư tại các TCTD lập kỷ lục hơn 7 triệu tỷ đồng
Tiền gửi dân cư tại các TCTD lập kỷ lục hơn 7 triệu tỷ đồng

Số liệu tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng (TCTD) tại thời điểm cuối tháng 12/2024 vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố.

Hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, toàn diện của người dân đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính: Bảo đảm "6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền"
Hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, toàn diện của người dân đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính: Bảo đảm "6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền"

Đó là một trong những nội dung được đưa ra trong Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai, do Văn phòng Chính phủ vừa ban hành

Đảm bảo an ninh, bảo mật trong cung cấp và sử dụng dịch vụ thẻ
Đảm bảo an ninh, bảo mật trong cung cấp và sử dụng dịch vụ thẻ

Việc ngăn ngừa tình trạng lợi dụng hoạt động thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
  • Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
  • Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN tại TP. HCM: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
  • Chi bộ Nghiên cứu tổng hợp và Hợp tác quốc tế tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
  • Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam
  • Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
Quản lý ấn phẩm
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 51 - Quý I năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ