Tuyên bố chung đưa ra sau cuộc họp của ASEAN+3 nhấn mạnh những nước này "đều nhận thức được rằng việc tiếp tục tăng cường khả năng thanh khoản toàn cầu có thể gây ra tình trạng đầu tư mạo hiểm, đầu cơ vay nợ, mở rộng tín dụng và bong bóng tài sản."
Tuyên bố có đoạn viết: "Chúng tôi nhất trí rằng chính sách tiền tệ cần duy trì các mục đích theo hướng phục vụ các mục tiêu trong nước."
Tại cuộc họp này, diễn ra bên lề hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khai mạc ngày 4/5, các nước ASEAN+3 cũng nhất trí nâng vị thế Phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) thành một tổ chức quốc tế.
Ngoài ra, các nước ASEAN+3 còn tán thành một sáng kiến về "Tăng trái phiếu phát triển tài trợ cho cơ sở hạ tầng" để thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước Đông Nam Á.
Các bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương và các quan chức cấp cao 13 nước cho rằng Sáng kiến thị trường trái phiếu ASEAN (ABMI) liên tục tiến triển dưới sự bảo trợ của ASEAN+3 trong việc thúc đẩy phát hành và tạo điều kiện thuận lợi cho trái phiếu có mệnh giá theo đồng nội tệ.
Bên lề hội nghị ADB cũng đã diễn ra Hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản và ASEAN.
Tại hội nghị, hai bên đã nhất trí các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác tài chính, trong đó Nhật Bản cam kết tái khởi động các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương với Malaysia, Singapore và Thái Lan, đồng thời củng cố các thỏa thuận song phương hiện có với Indonesia và Philippines.
Ngoài ra, các quan chức tài chính Nhật Bản và ASEAN còn nhất trí để các công ty Nhật Bản hoạt động tại các nước ASEAN tăng cường sử dụng các đồng tiền địa phương và Bộ Tài chính Nhật Bản mua trái phiếu bằng quỹ trao đổi thương mại ở các nền kinh tế châu Á đang nổi lên để thúc đẩy các thị trường trái phiếu trong khu vực.
Tokyo cũng đề xuất hỗ trợ cải cách hệ thống tài chính ở những nước như Việt Nam và Myanmar; thành lập các nhóm làm việc song phương với Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan nhằm đạt những tiến triển cụ thể trong hợp tác tài chính.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...