Đây là một trong những dấu hiệu rõ nét cho thấy sự phục hồi trong hệ thống ngân hàng của nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực đồng euro (Eurozone).
Theo Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha, các ngân hàng của nước này nợ ECB tổng cộng 234,812 tỷ euro (khoảng 315,498 tỷ USD) trong tháng 10 năm nay, thấp hơn mức 341,601 tỷ euro so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên cơ sở dữ liệu hàng tháng, mức nợ của Tây Ban Nha đã giảm tiếp 2,6%, từ 241,089 tỷ euro trong tháng Tám xuống 234,812 tỷ euro trong tháng 10. Như vậy, nợ của nước này đã giảm trong 14 tháng liên tiếp sau khi chạm đỉnh vào tháng 8/2012, ở mức 388,736 tỷ USD, hai tháng sau khi Tây Ban Nha phải yêu cầu gói cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU).
Cùng ngày, nhóm Bộ trưởng tài chính các nước thuộc Eurozone đều nhất trí cho phép Tây Ban Nha thoát khỏi chương trình cứu trợ giành cho hệ thống ngân hàng của nước này vào tháng 1/2014, mà không cần thêm bất kỳ khoản viện trợ nào từ châu Âu.
Trong một tuyên bố chung, các bộ trưởng tài chính của Eurozone nhận định rằng nhìn chung ngành ngân hàng Tây Ban Nha đã cải thiện đáng kể, bao gồm việc tiếp cận thị trường vốn của các ngân hàng ở nước này.
Năm ngoái, Tây Ban Nha nhận 41 tỷ euro trong gói cứu trợ trị giá 100 tỷ euro để giải cứu một số ngân hàng bị tê liệt do các khoản nợ xấu vốn là hệ quả của vụ vỡ bong bóng bất động sản hồi năm 2008 và thành lập một "ngân hàng xấu" để định đoạt tài sản và các khoản vay giảm giá trị.
Tây Ban Nha nhận gói cứu trợ trên khi chi phí đi vay tăng vọt và đất nước phải đấu tranh để tránh việc nhận gói cứu trợ tài chính chính phủ hoàn toàn như các nước Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland.
Dự kiến, "Bộ ba" chủ nợ quốc tế gồm EU, ECB và Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ tới Tây Ban Nha vào ngày 2/12 tới để đánh giá lần cuối cùng đối với hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...