Những bài học nhãn tiền
Sau khi nền kinh tế phục hồi từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1987, Alan Greenspan - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đổ tiền vào thị trường để ngăn chặn thiệt hại và ông đã được tán dương như một anh hùng. Ông tin vào những gì sau này bị chế giễu là "trào lưu thị trường", cho rằng, thị trường thông minh hơn chính phủ và sẽ tạo ra kết quả tối ưu nếu không có sự can thiệp từ các chính trị gia.
Những phân tích đó có vẻ hợp lý trong suốt những thập niên 90 của thế kỷ trước. Trong vòng 10 năm, nền kinh tế Mỹ phát triển mà không có một cuộc suy thoái nào, quãng thời gian dài nhất trong lịch sử Mỹ. Một vài người lo lắng rằng những điều xấu có thể xảy ra như là kết quả của sự bùng nổ tăng trưởng chứng khoán phái sinh, nhưng phần lớn họ bị gạt ra ngoài lề của sự thật hiển nhiên rằng toàn những điều tốt xảy ra.
Theo lời của William McChesney Martin Jr - Chủ tịch của Fed từ năm 1951-1970, một lý do cuộc suy thoái trước đây phổ biến hơn là do Fed thường “buông bát khi cơm canh vẫn còn nóng”.
Ông đã nhận xét rằng trong năm 1955, sau khi Fed tăng lãi suất nhiều lần nhằm tìm cách làm chậm lại nền kinh tế mặc dù tỷ lệ lạm phát là gần bằng không. Các quan chức Fed - như tờ New York Times tại thời điểm đó dẫn chứng "thị trường chứng khoán đang tiếp tục ấm lên” như một lý do để họ lo ngại rằng "tăng trưởng kinh tế đã vượt qua sự kỳ vọng tăng trưởng hợp lý".
Đó là chính xác những gì đã xảy ra vào cuối năm 1990, nhưng ông Greenspan đã không thấy có lý do để lo ngại về giá nhà gia tăng nhanh chóng. Bắt đầu từ năm 1997, một loạt các cuộc khủng hoảng xảy ra dường như không liên quan đến nhau. Mỗi một cuộc khủng hoảng được xem là một sự kiện bất bình thường. Điều này dần đi vào quên lãng khi mà những cuộc khủng hoảng có một điểm chung: các nhân tố mất ổn định gây ra bởi đổi mới tài chính và thiếu quy định.
Đó là sự thật diễn ra ở châu Á, nơi mà các nước đã làm theo lời khuyên của các nhóm như Quỹ Tiền tệ quốc tế và không làm gì để kiểm soát dòng vốn khổng lồ đổ vào nền kinh tế của họ. Khi tình hình xấu đi, dòng vốn cố gắng thoát ra ngoài. Tiền tệ sụp đổ và cứu trợ xảy ra sau đó.
Sau đó là sự sụp đổ của các quỹ đầu tư phòng hộ dài hạn. Các quỹ này đã sử dụng quá nhiều đòn bẩy khi giao dịch chứng khoán phái sinh. Fed đã không thể không thuyết phục một số ngân hàng lớn bảo lãnh cho các quỹ.
Khi giá cổ phiếu tăng trong những năm 1990, nhiều người kết luận rằng thị trường chứng khoán là một thứ gì đó chắc chắn, ít nhất là trong thời gian dài. Một cuốn sách có tên là "Dow 36.000" đã trở thành một cuốn sách bán chạy nhất. Nhiều người đã bỏ cả công việc để lao vào thị trường chứng khoán với hy vọng rằng, việc chơi chứng khoán sớm mang lại sự giàu có.
Nhưng khi giá cổ phiếu của các công ty công nghệ và viễn thông đang bay cao bỗng chốc lao dốc vào năm 2000 và 2001, các vụ bê bối đã dẫn đến sự ra đời của Luật Sarbanes-Oxley, mà lần đầu tiên tạo ra một cơ chế giám sát các kiểm toán viên. Các nhà phân tích Wall Street phải đối mặt với quy kết đã thúc đẩy giá cổ phiếu mà họ rõ ràng biết chúng vô giá trị.
Những quy định mới ra đời
Sau một loạt những bất ổn đó, quy tắc vốn ngân hàng đã cho phép các ngân hàng sử dụng mô hình để tính toán bao nhiêu vốn cần thiết cho bất kỳ tài sản nào mà họ sở hữu.
"Tất cả các sản phẩm tài chính mới được tạo ra trong những năm gần đây đóng góp giá trị cho nền kinh tế bằng cách gỡ rối các rủi ro và phân bổ lại chúng theo một tiêu chuẩn cao hơn", ông Greenspan cho biết vào đầu năm 2000.
Ông Greenspan chưa phải là người duy nhất bị mê hoặc bởi sự khôn ngoan của Wall Street. Trong bài phát biểu khác vào mùa Xuân năm đó, Lawrence Summers, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã thảo luận các vấn đề "thái quá của thị trường, sự kết hợp tai hại giữa hiệu ứng đòn bẩy và thiếu tính thanh khoản, sự không minh bạch và những rủi ro mà các chiến lược bảo hiểm rủi ro …" mà đã được chứng minh bởi sự sụp đổ của Long-Term Capital Management.
"Tôi muốn nói rõ ràng", ông Summers cho biết trong một bài phát biểu với Hiệp hội Công nghiệp Tương lai (Futures Industry Association), "Đây là khu vực tư nhân, không phải là khu vực công. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang ở vị trí tốt nhất để cung cấp sự giám sát hiệu quả. Kỷ luật thị trường là tuyến phòng vệ đầu tiên trong việc duy trì tính toàn vẹn của hệ thống tài chính của chúng ta".
Và đó là đường phòng tuyến duy nhất. Cuối năm đó, với sự hỗ trợ của cả hai đảng, Quốc hội thông qua và Tổng thống Bill Clinton ký thành luật “Đạo luật Hiện đại hóa hàng hóa tương lai” (Commodity Futures Modernization Act).
Đã có được quy định như vậy thì chí ít cuộc khủng hoảng tài chính cũng ít nghiêm trọng hơn so với trước đây. Nhiều đổi mới tài chính rất ấn tượng đã được ông Greenspan tung ra.
“Tôi có nghe về những đổi mới tuyệt vời tại các thị trường tài chính và họ còn nói rằng sẽ vẫn tiếp tục có những đổi mới", Paul Volcker, cựu chủ tịch Fed, cho biết vào cuối năm 2009. "Việc đổi mới tài chính quan trọng nhất mà tôi đã thấy trong 20 năm qua là các máy rút tiền tự động", ông nói thêm.
Sau khủng hoảng, quy chế tài chính được đẩy mạnh trên khắp thế giới. Đáng chú ý, các quốc gia mà dường như đã là thận trọng nhất trong việc nâng cao các tiêu chuẩn vốn ngân hàng như: Mỹ, Anh và Thụy Sĩ. Họ là những nước có ngành tài chính lớn nhất và do đó sẽ để mất nhiều nhất nếu các ngân hàng của họ một lần nữa đánh đu trên bờ vực của sự sụp đổ.
Có lẽ tiêu chuẩn Walter Lippman được thiết lập vào năm 1933 rằng, một cuộc khủng hoảng có ích là cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến các giải pháp cho vấn đề gây ra cuộc khủng hoảng. Và điều này đã được thử nghiệm tại Nga, nơi đồng Rúp đã sụp đổ vào thời điểm các thương gia Nga dường như quay lưng lại với đồng tiền này. Dòng vốn rút khỏi Nga buộc ngân hàng trung ương nước này phải tung ngoại tệ để bảo vệ đồng tiền của mình.
Các vấn đề quan trọng đối với hệ thống tài chính thế giới là mức độ mà cuộc khủng hoảng có thể được kiềm chế. Các công ty Nga nợ rất nhiều Euro và USD và những người cho vay - ngân hàng và trái chủ có thể bị thiệt hại đáng kể.
Những mất mát này có thể buộc họ phải bán các tài sản khác, làm lan rộng cuộc khủng hoảng. Thị trường chứng khoán và tiền tệ tại các thị trường mới nổi khác đang mất giá trị, phản ánh nỗi lo sợ lây lan. Chúng ta có thể hy vọng rằng các ngân hàng phương Tây thực sự có đủ nguồn vốn đệm để có thể vượt qua bất kỳ cơn bão tài chính nào.
Vào những lúc bình thường, một quốc gia gặp khó khăn có thể cầu cứu những gói cứu trợ của IMF. Nga có lẽ không làm điều đó bởi vì những mâu thuẫn với phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.