Một câu hỏi là liệu lợi ích trong nước của các chính sách đó có bù đắp được những tác động lan tỏa làm tổn hại đến các nền kinh tế khác?
Tác động lan tỏa của QE
Sự coi thường tác động lan tỏa có thể đưa nền kinh tế toàn cầu đi trên một con đường tiền tệ nguy hiểm không theo quy ước. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, các nhà lãnh đạo thế giới phải xem xét lại các quy tắc quốc tế của trò chơi tiền tệ, khi các nền kinh tế tiên tiến và các nước mới nổi cũng áp dụng chính sách tiền tệ cùng có lợi.
Có thể khẳng định rằng, các chính sách tiền tệ bất bình thường như nới lỏng định lượng (QE) có một vai trò nhất định, nhất là khi thị trường bị khủng hoảng hoặc rối loạn. Điều này thể hiện một tư duy sáng tạo của các ngân hàng trung ương.
Quả thực, phần lớn những biện pháp mà chính phủ nhiều nước đã thực hiện sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers vào năm 2008 là chính xác, mặc dù ngân hàng trung ương không có được các hướng dẫn.
Nhưng vấn đề phát sinh khi các chính sách đó vượt ra ngoài ngưỡng mà thị trường có thể sửa chữa sai lầm; những lợi ích trong nước không rõ ràng khi nền kinh tế gặp khủng hoảng hoặc cần cải cách sâu sắc, trong khi các chính sách tiền tệ như việc bơm tiền và biến động giá tài sản đã dẫn đến các tác động lan tỏa cả ở nền kinh tế trong nước và ở các nước mới nổi.
Việc điều phối tốt hơn giữa các ngân hàng trung ương sẽ góp phần đáng kể để đảm bảo rằng chính sách tiền tệ phát huy hiệu quả tại nước mình mà không gây ra nhiều tác dụng không tốt tại các nơi khác. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là ngân hàng trung ương nên tổ chức các cuộc họp hoặc thảo luận sách lược tập thể.
Thay vào đó, đối với ảnh hưởng hệ thống, nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là buộc các nhà hoạch định chính sách tránh các biện pháp bất bình thường mà có thể gây hiệu ứng bất lợi đáng kể đến nền kinh tế khác, đặc biệt là nếu những lợi ích trong nước đang có vấn đề.
Về dài hạn, các nhà kinh tế nên xuất phát từ quan điểm rằng, nếu ngân hàng trung ương tối ưu hóa các chính sách đối với tình hình trong nước, sự phối hợp có thể mang lại nhiều lợi ích cho các bên. Nhưng ngày nay, ngân hàng trung ương không nhất thiết phải theo đuổi các chính sách tối ưu.
Một loạt khó khăn trong nước, bao gồm cả rối loạn chính trị trong nước là lời nhắc nhở nên thi hành các chính sách tích cực hơn.
Ngoài ra, các dòng vốn xuyên biên giới, mà có thể gây tác động đến chính sách của các nước khác, sẽ nhiều hơn so với trước đây. Ngân hàng trung ương, trong nỗ lực giữ nguồn vốn ở lại trong nước và giữ tỷ giá hối đoái, có nguy cơ bị “nhốt” trong một chu kỳ nới lỏng cạnh tranh nhằm tối đa hóa thị phần khi nhu cầu của thế giới còn yếu.
Nguy hại của chính sách tiền tệ phi truyền thống
Với một vài ngoại lệ hiếm hoi nhưng đáng khen ngợi, quan chức tại các tổ chức đa phương đã không truy vấn những chính sách tiền tệ phi truyền thống mà lại nhiệt tình cổ vũ. Động thái này có thể phá vỡ các quy tắc của cuộc chơi. Đồng tình với chính sách tiền tệ không theo quy ước là chấp nhận bóp méo giá cả tài sản, nếu tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn.
Tương tự như vậy, nó sẽ trở thành hợp pháp đối với các nước đang thực hiện cái gọi là “nới lỏng định lượng bên ngoài" (QEE), khi ngân hàng trung ương can thiệp để giữ tỷ giá hối đoái của họ, trong khi xây dựng dự trữ ngoại tệ rất lớn. Nếu tác động lan tỏa không xác định được chính sách mà quốc tế chấp nhận, các tổ chức đa phương không thể cho rằng QEE trái với quy tắc của trò chơi, bất kể sẽ có nhiều bất ổn sinh ra.
Trong thực tế, đây chỉ là giả thiết. Chính sách nới lỏng định lượng và người anh em QEE chủ yếu được thực hiện trong các tình huống mà các ngân hàng sẵn sàng tích trữ lượng lớn ngoại tệ khi các kênh tín dụng bị chặn và nhu cầu đối với các nguồn lãi suất nhạy cảm yếu.
Trong tình huống như vậy, QE “hoạt động” chủ yếu bằng cách thay đổi tỷ giá hối đoái và chuyển dịch nhu cầu giữa các quốc gia. Nói cách khác, nó khác QEE về mức độ.
Một kết luận dễ nhận thấy là những biến động thị trường tài chính gần đây bắt nguồn từ việc Mỹ rút chân khỏi chương trình nới lỏng tiền tệ (QE) vốn thực hiện cách đây 5 năm. Kết quả là, các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng lo ngại việc thâm hụt ngân sách và đặt ưu tiên cao hơn vào việc duy trì một tỷ giá hối đoái cạnh tranh, dự trữ ngoại tệ lớn như một biện pháp chống lại các cú sốc của nền tài chính thế giới.
Mặc dù việc mở rộng nhiệm vụ của ngân hàng trung ương mang lại những lợi ích rõ ràng, nhưng sự thay đổi này sẽ rất khó để thực hiện vào một thời điểm khi những lo ngại đối với kinh tế trong nước là tối quan trọng về mặt chính trị.
Một giải pháp thực tế hơn, ít nhất là vào thời điểm hiện tại, là ngân hàng trung ương của các nước thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ cần phải xem xét tác động trung hạn đối với các nước bị tác động, chẳng hạn như duy trì can thiệp tỷ giá hối đoái.
Do đó, ngân hàng trung ương có thể nhận ra tác động lan tỏa bất lợi một cách rõ ràng để tìm cách giảm thiểu chúng mà không vượt qua thẩm quyền của mình.
Những rủi ro phi hệ thống không phải là vấn đề của các nước phát triển, hoặc vấn đề của các quốc gia mới nổi. Mối đe dọa của việc nới lỏng tiền tệ liên quan đến tất cả mọi người. Trong một thế giới với tổng cầu yếu, các nước đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh vô ích nhằm giành giật miếng bánh lớn hơn.
Với hành động này, rủi ro đối với tài chính khu vực và xuyên biên giới sẽ ngày càng trở nên rõ ràng, khi các nước rút ra khỏi chính sách bất bình thường của họ.
Bước đầu tiên để có đúng phương thuốc là nhận biết nguyên nhân của cơn bệnh. Và khi nói đến sự ốm yếu của nền kinh tế toàn cầu, việc thi hành chính sách tiền tệ siêu lỏng gây thêm bệnh hơn là chữa bệnh. Sớm nhận biết cơn bệnh đó thì nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn và bền vững hơn.