Trả lời phỏng vấn Đài phát thanh và truyền hình Thụy Sĩ RTS, bà nhấn mạnh: "Thụy Sĩ sẵn sàng thảo luận về việc trao đổi thông tin tự động trong lĩnh vực ngân hàng chỉ khi việc trao đổi thông tin tự động trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và phát triển OECD."
Theo bà Eveline Widmer-Schlumpf, việc trao đổi thông tin phải "có đi có lại," có nghĩa là nước yêu cầu thông tin cũng phải có trách nhiệm cung cấp cho đối tác một lượng thông tin tương ứng.
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), khai mạc hôm 19/4, Thụy Sĩ đã gặp phải sự chỉ trích kịch liệt của các nước liên quan đến bí mật ngân hàng.
Ngoài ra, trong một báo cáo mới đây của OECD, Thụy Sĩ cũng nằm trong danh sách 14 nước được yêu cầu phải sửa đổi lại các quy định liên quan đến trao đổi thông tin ngân hàng.
Bà Eveline Widmer-Schlumpf cho biết thêm, Thụy Sĩ đã có các giải pháp cho tất cả các chỉ trích của các nước, tuy nhiên, điều quan trọng là phải đặt ra các tiêu chuẩn toàn cầu và các quy định minh bạch và các tiêu chuẩn, quy định này phải được áp dụng tại tất cả các thiên đường thuế khóa, các trung tâm tài chính hải ngoại và các tổ chức tín dụng.
Trước đó, Chủ tịch hiệp hội các chủ ngân hàng Thụy Sĩ, ông Patrick Odier, đại diện cho lực lượng nhiều năm chiến đấu bảo vệ nguyên tác bí mật ngân hàng đã có phát biểu đáng ngạc nhiên khi cho rằng: "Nếu việc trao đổi thông tin tự động trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu, chúng tôi cũng có thể thích ứng được."
G20 muốn áp dụng rộng rãi việc trao đổi thông tin tự động giữa các ngân hàng để một quốc gia có thể nhận được một cách tự động thông tin về một công dân nước mình đang gửi tiền tại ngân hàng ở nước ngoài. Hệ thống hiện nay chỉ là trao đổi thông tin "theo yêu cầu"./.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...