Thông lệ quốc tế về phí BHTG
Phí BHTG là khoản tiền mà tổ chức tham gia BHTG phải nộp cho tổ chức BHTG để bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Tại các nước thực hiện chính sách BHTG công khai, đây là loại phí có tính chất bắt buộc đối với tổ chức tham gia BHTG để thực hiện chính sách BHTG. Hiện các tổ chức BHTG trên thế giới đang áp dụng hai hình thức tính phí BHTG phổ biến nhất: phí đồng hạng và phí khác biệt theo mức độ rủi ro đối với các tổ chức tham gia BHTG. Phí đồng hạng là số tiền phí phải nộp được tính theo một tỷ lệ phí đồng nhất áp dụng cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG. Phí khác biệt theo mức độ rủi ro được tính với các tỷ lệ phí khác nhau, có phân biệt áp dụng cho từng nhóm tổ chức tham gia BHTG theo nguyên tắc tổ chức có rủi ro cao hơn phải nộp phí cao hơn và ngược lại.
Xu hướng của quốc tế là thiết kế và xây dựng hệ thống phí BHTG khác biệt theo mức độ rủi với mục tiêu chính là tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tránh được rủi ro quá mức; thực hiện tính phí công bằng và cung cấp hệ thống cảnh báo sớm; thực hiện giám sát hiệu quả và khắc phục kịp thời những sai sót để giúp ứng phó với các ngân hàng có vấn đề. Trước khi thiết lập hệ thống tính phí khác biệt dựa trên mức độ rủi ro, cần tiến hành phân tích tình huống để đánh giá tình trạng của nền kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính hiện đang áp dụng, tình trạng và cấu trúc của hệ thống ngân hàng, kỳ vọng của công chúng nói chung và người gửi tiền nói riêng, điểm mạnh của hệ thống quy định về an toàn và giám sát, khung pháp lý, hệ thống kế toán và công bố thông tin. Xác định sự khác nhau giữa các điều kiện hiện tại và tình huống mong đợi sẽ giúp đánh giá sâu sắc đối với từng lựa chọn đó.
Nguyên tắc 11 của tài liệu “Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả” đề cập đến hoạt động thu phí. Phí BHTG theo thông lệ quốc tế được xem là nguồn vốn cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong quỹ của tổ chức BHTG bên cạnh những nguồn vốn khác như vốn vay khẩn cấp từ Ngân hàng Trung ương, vay từ Chính phủ, vay từ các tổ chức tài chính, phát hành trái phiếu,v.v. Nguyên tắc này yêu cầu: “Một hệ thống BHTG phải có sẵn các cơ chế lập quỹ nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động chi trả cho người gửi tiền được nhanh chóng, bao gồm cả cách thức huy động nguồn tài chính dự phòng bổ sung cho mục đích thanh khoản khi cần. Các ngân hàng chịu trách nhiệm chính trong việc nộp phí BHTG bởi chính ngân hàng và khách hàng của ngân hàng sẽ trực tiếp được hưởng lợi từ hệ thống BHTG hoạt động hiệu quả. Đối với bất kỳ hệ thống BHTG nào (dù áp dụng hình thức thu phí trước, thu phí sau hay kết hợp giữa hai hình thức), khi áp dụng hệ thống thu phí khác biệt theo mức độ rủi ro, các tiêu chí được sử dụng phải minh bạch đối với tất cả các thành viên tham gia; và phải có sẵn mọi nguồn lực cần thiết để hỗ trợ công tác quản trị hệ thống tính và thu phí khác biệt theo mức độ rủi ro một cách phù hợp nhất.”
Các tổ chức BHTG trên thế giới có xu hướng áp dụng hệ thống phí đồng hạng trong giai đoạn tổ chức BHTG mới thành lập, sau đó chuyển sang lộ trình áp dụng hệ thống tính phí khác biệt dựa trên mức độ rủi ro vì hai yếu tố chủ yếu: i) sau một thời gian hoạt động, tổ chức BHTG tích lũy đủ nguồn lực, kinh nghiệm, có khả năng đánh giá, xếp hạng, phân loại các tổ chức tham gia BHTG một cách phù hợp; xuất phát từ yêu cầu của chính hệ thống ngân hàng về nâng cao động lực quản trị rủi ro, đảm bảo công bằng cho các tổ chức tham gia BHTG, từ đó nâng cao sự an toàn, lành mạnh của toàn hệ thống. Tổng công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC) được ghi nhận là tổ chức BHTG đầu tiên áp dụng hệ thống tính phí khác biệt dựa trên mức độ rủi ro vào năm 1993. Hiện có trên 20 quốc gia (Mỹ, Canada, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Nigeria…) áp dụng hệ thống tính phí khác biệt và một số nước đang hướng đến áp dụng hệ thống này như Hàn Quốc…
Kinh nghiệm tính phí BHTG tại một số nước
Tổng công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC)
Được thành lập từ năm 1933 với số vốn ban đầu 289 triệu USD do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ cấp. Trong giai đoạn đầu, FDIC áp dụng thu phí theo tỷ lệ cố định do khó khăn trong đánh giá rủi ro của các ngân hàng. Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, việc đổ vỡ hàng loạt ngân hàng đã dẫn đến nhu cầu cải cách giám sát và quản lý của ngân hàng. Năm 1991, Quốc hội Mỹ ban hành đạo luật cải cách hoạt động FDIC (FDICIA) cho phép FDIC áp dụng tính phí dựa trên mức độ rủi ro, theo đó phí bảo hiểm khác nhau theo ba cấp độ vốn ngân hàng (vốn tốt, đầy đủ vốn, thiếu vốn) và ba nhóm xếp hạng giám sát (xếp hạng 1 hoặc 2, xếp hạng 3, và xếp hạng 4 hoặc 5). Năm 1993, FDIC chính thức áp dụng phương pháp tính phí khác nhau theo mức độ rủi ro.
FDICIA và Luật BHTG năm 1996 quy định rằng nếu tỷ lệ dự trữ quỹ BHTG vượt quá 1,25%, FDIC không được phép thu phí bảo hiểm đối với các ngân hàng nằm trong nhóm rủi ro thấp nhất. Trong giai đoạn 1996-2006, tỷ lệ này cao hơn 1,25% nên các ngân hàng không phải đóng phí bảo hiểm vì phần lớn các ngân hàng nằm trong nhóm rủi ro thấp nhất. Luật cải cách BHTG năm 2005 đã có thay đổi về việc thiết lập phí bảo hiểm. Đặc biệt, Đạo luật đưa ra tỷ lệ dự trữ quy định từ 1,15% đến 1,5%, thay vì 1,25%. Khi tỷ lệ vượt mức 1,5% và/hoặc 1,35%, phần thặng dư được hoàn lại cho các ngân hàng sẽ tương ứng 100% và/hoặc 50%; nếu tỷ lệ ở dưới mức 1,15%, FDIC phải khôi phục lại quỹ và nâng mức phí bảo hiểm tới một mức đủ để trở về tỷ lệ dự trữ quy định trong vòng 5 năm. Phương pháp tính phí BHTG tại Mỹ theo từng giai đoạn được sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với những thay đổi của hệ thống ngân hàng. Năm 2010, FDIC thay đổi cách tính phí BHTG từ tỷ lệ phần trăm theo quy định trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm sang tỷ lệ phần trăm theo quy định trên tổng tài sản.
Tổng công ty BHTG
Trước đây, Tổng công ty BHTG Canada (CDIC) sử dụng hệ thống tính phí đồng hạng. Năm 1967, các tổ chức thành viên của CDIC phải đóng mức phí BHTG là 3,3 bp (1 basis point = 1 điểm cơ bản = 0,01%) trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Tuy nhiên, mức phí đồng hạng này sau đó được tăng lên lần lượt là 10 bp; 12,5 bp và 16,7 bp vào các năm 1986; 1993 và 1994. Hiện nay, CDIC đang áp dụng hệ thống tính phí khác biệt theo mức độ rủi ro có hiệu lực từ ngày 1/5/1999 và thường xuyên được xem xét, đánh giá, sửa đổi trên cơ sở tham vấn các tổ chức thành viên, các hiệp hội và các nhà quản lý. Hàng năm, các tổ chức thành viên của CDIC được xếp vào bốn nhóm tính phí dựa trên hệ thống tính điểm gồm các tiêu chí như chất lượng tài sản, tỷ lệ đủ vốn, khả năng sinh lời, và khả năng cho vay tập trung. Mức phí bảo hiểm áp dụng cho các tổ chức thành viên được tính theo tỷ lệ phần trăm do Hội đồng Quản trị của CDIC quy định với sự chấp thuận của Bộ trưởng Tài chính.
Hệ thống tính phí khác biệt theo mức độ rủi ro
Điểm |
Nhóm |
Mức phí tính trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm (bp) |
||||||
1999 -2000 |
2001 |
2002 -04 |
2005 -08 |
2009 |
2010 |
2011 - 13 |
||
>= 80 |
1 |
4,2 |
4,2 |
2,1 |
1,4 |
1,9 |
2,3 |
2,8 |
>= 65 và < 80 |
2 |
8,3 |
8,3 |
4,2 |
2,8 |
3,7 |
4,6 |
5,6 |
>= 50 và < 65 |
3 |
16,7 |
16,7 |
8,3 |
5,6 |
7,4 |
9,3 |
11,1 |
< 50 |
4 |
16,7 |
33,3 |
16,7 |
11,1 |
14,8 |
18,5 |
22,2 |
Tổng công ty BHTG
Tổng công ty BHTG Nigeria (NDIC) được thành lập theo Nghị Định số 22 vào 15/06/1988. Kể từ khi được thành lập, NDIC áp dụng hệ thống tính phí đồng hạng cho các tổ chức tham gia BHTG với mức phí năm hiện tại là 0,94% trên tổng số dư tiền gửi tính đến ngày 31/12 của năm trước đó. NDIC bảo hiểm tiền gửi cho tất cả các tổ chức tài chính nhận tiền gửi được Ngân hàng TW Nigeria cấp phép gồm có ngân hàng nhận tiền gửi (DMBs), ngân hàng tài chính vi mô (MFBs) và các tổ chức cho vay thế chấp cơ sở (PMIs). Hiện NDIC đang hoạt động theo Luật BHTG Nigeria năm 2006, trong đó quy định mức phí hàng năm đối với DMBs phải đóng là 0,94% và những tổ chức tài chính nhận tiền gửi khác là 0,5% trên tổng số dư tiền gửi tính đến ngày 31/12 của năm trước đó.
Năm 2008, NDIC chuyển đổi từ hệ thống tính phí đồng hạng sang hệ thống tính phí phân biệt áp dụng cho các ngân hàng DMBs nhằm thúc đẩy quản lý rủi ro trong các tổ chức tham gia BHTG mà không làm ảnh hưởng đến Quỹ BHTG bằng cách phân biệt các mức phí đóng góp của các tổ chức tham gia BHTG dựa trên hồ sơ rủi ro cũng như đảm bảo sự công bằng trong việc đóng phí BHTG, giảm bớt gánh nặng đóng góp đối với các ngân hàng. Hệ thống tính phí này được thực hiện theo 2 bước chính là: (i) Xác định/ tính phí cơ bản (Ro) đối với ngân hàng ít rủi ro nhất và (ii) xác định phí bổ sung (Add-ons) dựa trên rủi ro của ngân hàng bằng việc sử dụng cả yếu tố định lượng và định tính thông qua bảng tiêu chuẩn đánh giá về vốn, tài sản, thanh khoản, lợi nhuận, hiệu suất… Mức phí mà DMBs phải đóng hàng năm sẽ bao gồm phí cơ bản (Ro) và các phí bổ sung (Add-ons), trong đó Ro = 0,5 % và Add-ons ≤ 0,3 %. Với hệ thống tính phí phân biệt theo rủi ro này, những ngân hàng rủi ro nhất chỉ phải đóng mức phí là 0,8% thấp hơn so với mức phí đồng hạng trước đó các ngân hàng phải đóng là 0,94%. Để giảm bớt gánh nặng đóng góp phí đối với các ngân hàng DMBs, phí cơ bản (Ro) được xem xét chuyển đổi từ 0,5% xuống 0,4% vào năm 2010 và bắt đầu có hiệu lực vào năm 2011.
Thống kê mức phí của các ngân hàng DMBs
|
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
Mức phí tối đa (%) |
0,74 |
0,73 |
0,74 |
0,65 |
0,59 |
Mức phí tổi thiểu (%) |
0,55 |
0,55 |
0,55 |
0,47 |
0,46 |
Mức phí trung bình (%) |
0,62 |
0,61 |
0,64 |
0,55 |
0,52 |
Tổng công ty BHTG Hàn Quốc (KDIC)
Tổng công ty BHTG Hàn Quốc (KDIC) được thành lập vào tháng 6/1996, đang áp dụng hệ thống tính phí đồng hạng. Tuy nhiên, KDIC áp mức phí khác nhau theo loại hình các tổ chức tài chính căn cứ theo tình hình tài chính của các tổ chức tài chính tham gia BHTG với các mức phí hàng năm từ 0,08 - 0,40 % trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Tháng 6/2010, KDIC đã công bố "Kế hoạch triển khai hệ thống tính phí khác biệt vào năm 2014". Hiện nay, KDIC đang nỗ lực hướng đến mô hình hệ thống tính phí khác biệt theo mức độ rủi ro. KDIC dự kiến sẽ thực hiện một hệ thống tính phí BHTG theo mức độ rủi ro trong năm 2014.
Một số khuyến nghị và bài học rút ra cho Việt Nam
Các quốc gia trên thế giới đều hướng đến mục tiêu xây dựng và áp dụng hệ thống tính phí BHTG khác biệt dựa trên mức độ rủi ro nhằm đảm bảo công bằng giữa các tổ chức tham gia BHTG, tạo động lực tăng cường quản trị rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG đồng thời đẩy nhanh tốc độ tích lũy quỹ BHTG. Do vậy, Việt
Từ khi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) được thành lập và đi vào hoạt động đến nay, phí BHTG được áp dụng đồng hạng ở mức 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm. Nguồn vốn của BHTGVN được hình thành chủ yếu từ phí do các tổ chức BHTG đóng góp và giảm việc sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức tài chính yếu kém. Việc lập quỹ mục tiêu liên quan chặt chẽ đến năng lực dự báo khả năng đổ vỡ ngân hàng và tổn thất có thể xảy ra và năng lực dự báo thu nhập của quỹ BHTG nên tổ chức BHTG cần có quy định về quỹ mục tiêu và thẩm quyền của tổ chức BHTG trong việc duy trì hoặc khôi phục quỹ mục tiêu trong trường hợp thiếu hụt nhằm đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của Quỹ BHTG. Tổ chức BHTG cần quy định rõ tỷ lệ quỹ mục tiêu và đưa ra lộ trình để đạt được quỹ mục tiêu ở mức quy định.
Để có thể triển khai phí theo rủi ro, tổ chức BHTG cũng cần phải cân nhắc điều kiện của hệ thống ngân hàng trước khi áp dụng bởi TCTD yếu kém nhất sẽ là tổ chức phải nộp phí cao nhất - điều này có thể tạo ra rủi ro cho hệ thống nếu mức phí vượt quá sức chịu đựng của ngân hàng. Tổ chức BHTG cần tính toán và được trao thẩm quyền hoặc được phép phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra sức chịu đựng của các ngân hàng để tránh những tác động tiêu cực do chính sách này đem lại. Tổ chức BHTG cần có thẩm quyền giám sát, tiếp cận với thông tin giám sát của các cơ quan quản lý, quyền xếp hạng và áp mức phí theo các mức độ rủi ro, xác định khung phí, thẩm quyền điều chỉnh phí. Chuyển đổi phương thức tính phí cần có thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và lấy ý kiến của tổ chức tham gia BHTG và cơ quan quản lý trước khi chính thức áp dụng.
Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả hệ thống tính phí theo mức độ rủi ro đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ từ việc nâng cao trình độ nhân lực và nguồn lực tài chính của tổ chức BHTG cũng như tăng cường năng lực hiệu quả đánh giá rủi ro từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng. Đồng thời cũng cần phải có sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm dựa trên các chỉ tiêu như: hiệu suất sinh lời, hiệu quả quản lý, tính thanh khoản, cơ cấu và an toàn tài chính, chất lượng tài sản, tốc độ tăng trưởng.
Luật BHTG được thi hành từ ngày 1/1/2013 quy định: “Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí BHTG theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí BHTG cụ thể đối với tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này; Phí BHTG được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG”. Những quy định mới về phí BHTG đã tiếp cận với thông lệ quốc tế; đồng thời, đảm bảo tính linh hoạt khi áp dụng phí BHTG trong bối cảnh hiện nay. Kinh nghiệm quốc tế của một số nước ở trên là tham khảo hữu ích đối với các cơ quan chức năng khi xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHTG tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo: - General Guidance for Developing Differential Premium Systems - IADI - Funding of Deposit Insurance Systems – IADI - Guidance for Developing Effective Deposit Insurance Systems – FSF - www.kdic.or.kr |